Quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất là gì? Chúng có mối quan hệ như thế nào trong sản xuất. Hãy cùng Andon Adsun đi tìm hiểu chi tiết về quan hệ sản xuất nhé!
Quan hệ sản xuất là gì?
Quan hệ sản xuất là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội), là một trong những biểu hiện của quan hệ xã hội, giữ vai trò xuyên suốt trong quan hệ xã hội vì quan hệ sản xuất là quan hệ đầu tiên, quyết định những quan hệ khác.
Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt:
- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
- Quan hệ tổ chức lao động sản xuất
- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Lực lượng sản xuất là gì?
ực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực thực tiễn dùng trong sản xuất của xã hội ở các thời kỳ nhất định. Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất và sức lao động mà người ta dùng cho sản xuất, trong đó quan trọng nhất là sức lao động.
Tư liệu sản xuất bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động. Trong đó, trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.
Lực lượng để sản xuất ra của cải phải gồm có người lao động và tư liệu sản xuất. Do đó hai yếu tố này tạo thành lực lượng sản xuất.
Ngày nay khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Có thể nói, khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
Lực lượng sản xuất phản ánh mối quan hệ và tác động của con người với tự nhiên. Nó phản ánh năng lực hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Kết cấu của quan hệ sản xuất
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội; là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, luôn có vai trò quyết định các quan hệ khác.
Bởi vì, lực lượng xã hội nào nắm phương tiện vật chất chủ yếu của quá trình sản xuất thì sẽ quyết định việc quản lý quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
Xét về mặt lịch sử quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đã được thể hiện dưới hai hình thức cơ bản, đó là sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.
Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất
Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất và phân công lao động.
Quan hệ này có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội.
Quan hệ phân phối sản phẩm lao động
Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mô của cải vật chất mà các tập đoàn người được hưởng.
Quan hệ này có vai trò đặc biệt quan trọng, kích thích trực tiếp lợi ích con người; là “chất xúc tác” kinh tế thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất, làm năng động hóa toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Hoặc ngược lại, nó có thể làm trì trệ, kìm hãm quá trình sản xuất.
Trong ba mặt quan hệ của quan hệ sản xuất đều có sự tác động qua lại lẫn nhau và quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất. Đồng thời quan hệ sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội là sự khác nhau về bản chất và có tính chất đối lập.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.
Ngược lại, cũng không có một quá trình sản xuất nào có thể diễn ra trong đời sống hiện thực chỉ với những quan hệ sản xuất không có nội dung vật chất của nó.
Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.
Chúng phải tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.
Hệ thống Andon hỗ trợ quản lý sản xuất hiệu quả
Trong quản lý, andon system, đặc biệt là hệ thống andon không dây của adsun, trước tiên cho phép nhóm vận hành sản xuất tiêu tốn ít thời gian và ít công sức hơn để ngồi trực bên cạnh máy móc theo dõi tình hình. Thay vào đó, họ có nhiều thời gian hơn để cùng nhau xử lý sự cố.
Tiếp theo, hệ thống cảnh báo sản xuất chỉ ra những chỗ bất hợp lý trong dây chuyền sản xuất hiện tại. Khắc phục những sự bất thường xảy ra là cơ hội để giảm sai sót thể hiện qua tần suất dừng lại khắc phục sự cố. Nhờ cập nhật quá trình sử dụng thiết bị và quá trình sửa chữa, bảo trì, nhóm vận hành có thể theo dõi thiết bị và nhân viên sửa chữa chính xác.
Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa Andon đơn giản là một công cụ trực quan có thể dễ dàng giúp các nhân viên thông báo sự bất thường của quy trình sản xuất cho các nhóm kỹ thuật và quản lý, thông qua các thiết bị như màu sắc của đèn báo, màn hình TV, bộ cảm biến…Việc lắp hệ thống Andon cho nhà mày sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Tiết kiệm thời gian đáng kể: hiển thị trực quan các vấn đề giúp hiểu rõ hơn về tình hình bằng cách giảm lãng phí liên quan đến việc tìm kiếm thông tin hoặc sự cố liên quan đến việc ngừng hoạt động của dây chuyền sản xuất.
- Giảm chi phí: bởi vì trong nhà máy thời gian là tiền bạc, việc giảm thời gian bị mất có thể giảm chi phí sản xuất gây ra bởi thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch.
- Giao tiếp tốt hơn: màn hình hiển thị hình ảnh hoặc âm thanh thúc đẩy luồng giao tiếp nội bộ tốt hơn giữa các bộ phận khác nhau trong nhà máy.
- Kiểm soát tốt hơn: Bằng cách lường trước các vấn đề, hệ thống Andon cho phép các đội bảo trì và ban quản lý có quyền kiểm soát tốt hơn công suất hoạt động của toàn bộ nhà máy.
- Thu thập thông tin: với mục đích phát triển hệ thống quản lý hiệu quả, thông tin về hoạt động của quá trình sản xuất được ghi nhận liên tục. Bằng cách này, bộ phận quản lý sẽ có đánh giá và phương án sản xuất tốt nhất cho nhà máy.
- …..
Hi vọng bài viết này đã giải thích rõ cho bạn đọc về câu hỏi Quan Hệ Sản Xuất Là Gì – Lực Lượng Sản Xuất Là Gì.