Sở hữu một hệ thống sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng tối ưu được nhiều thứ như chi phí, thời gian và nhân lực giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thị trường đầy cạnh tranh như ngày nay. Cùng andonadsun đi tìm hiểu chi tiết về hệ thống sản xuất, nguyên lý hoạt động cũng như phân loại từng hệ thống sản xuất trong bài viết sau đây.
Hệ thống sản xuất là gì?
Hệ thống sản xuất hay còn gọi là production system bao gồm các phương pháp, thủ tục hoặc sự sắp xếp các chức năng cần thiết để tập hợp các yếu tố đầu vào và cung cấp sản phẩm đầu ra có thể được bán trên thị trường. Hay nói dễ hiểu hơn nó là một tập các bộ phân sản xuất, phục vụ sản xuất, phân bổ và mối quan hệ giữ sản xuất – kỹ thuật. Hệ thống sản xuất sử dụng các nguyên vật liệu, kinh phí, cơ sở hạ tầng và lao động để tạo ra số lượng hàng hóa yêu nhu cầu
Mục đích của hệ thống sản xuất là đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chất lượng đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, chính xác và thường xuyên. Và nó cũng giúp cho những quy trình sản xuất của doanh nghiệp được trơn tru và linh hoạt hơn không bị quá tải về nhân sự cũng như thời gian.
Các loại hệ thống sản xuất ngày nay
Phân loại theo số lượng và tính chất lặp lại
Sản xuất đơn chiếc
Hình thức sản xuất này thường diễn ra tại một số doanh nghiệp có số chủng loại sản phẩm đa dạng nhưng sản lượng sản xuất ít chỉ từ một đến vài chục chiếc. Quá trình sản xuất không lặp lại thường xuyên mà chỉ tiến hành một lần.
Ví dụ như: Sản xuất tàu thuyền, máy bay,…
Sản xuất hàng khối
Cũng khá giống với hình thức sản xuất đơn chiếc nhưng chủng loại sản phẩm ít nhưng số lượng lớn và đều đặn. Quá trình ổn định và có ít dự thay đổi về cấu trúc sản phẩm cũng như kỹ thuật giao công.
Ví dụ: Loại hình sản xuất sắt thép, ốc vít, sắt thép, xi măng,…
Sản xuất hàng loạt
Sản xuất hàng loạt thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có chủng loại sản phẩm được sản xuất ra tương đối nhiều, nhưng khối lượng hàng năm chưa đủ lớn để hình thành một dây chuyên độc lập.
Ví dụ: loại hình này thường được sử dụng trong ngành công nghiệp cơ khí dụng cụ, máy công cụ, điện dân dụng, đồ gỗ nội thất,…
Phân loại theo hình thức sản xuất
Sản xuất liên tục
Sản xuất liên tục là quá trình sản xuất mà ở đó doanh nghiệp sản xuất xử lý một khối lượng lớn một sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Các thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền cho dòng sản phẩm di chuyển có tính chất thẳng dòng.
Sản xuất gián đoạn
Là hình thức tổ chức sản xuất xử lý, gia công, chế biến một số lượng tương đối nhỏ cho mỗi loại sản phẩm, nhưng số loại sản phẩm lại đa dạng.
Sản xuất theo dự án
Là loại hình sản xuất mà các sản phẩm là độc nhất, ví dụ như sản xuất một bộ phim, viết một cuốn sách, đóng một con tàu,… quá trình sản xuất là duy nhất và không lặp lại.
Ý nghĩa của hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp
Hệ thống sản xuất thường sử dụng những yếu tố đầu vào là những nguyên liệu thô, con người, kỹ thuật công nghệ,… để chuyển đổi thành các sản phẩm dịch vụ cho người sử dụng. Sự chuyển đổi đổi này đem lại những lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp sản xuất như:
- Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu: Việc áp dụng hệ thống sản xuất vào quá trình hoạt động sản xuất của công ty sẽ giúp cho sản lượng của công ty tăng nhanh chóng và đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng cũng như chất lượng. Từ đó doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng lên theo thời gian.
- Tăng uy tín kinh doanh: Mọi sản phẩm tạo ra đều như nhau từ chất lượng đến số lượng đảm bảo được nhu cầu của khách hàng cũng như thời gian thực hiện. Từ đó giúp công ty uy tín hơn với đối tác cũng như người tiêu dùng.
- Giảm chi phí sản xuất: Việc sử dụng thủ công quá nhiều sẽ giúp chi phí tăng cao hơn. Chính vì thế, việc sử dụng hệ thống sản xuất sẽ giảm được rất nhiều chi phí như chi phí nhân sự, thời gian,… nhưng lại tăng được sản lượng so với vận hành thủ công từ đó giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh.
Phương pháp xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả
Thông thường để một hệ thống quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao thì thường có 3 cách áp dụng linh hoạt cho từng doanh nghiệp cụ thể như sau:
Tổ chức theo dây chuyền
Phương pháp này giúp đảm bảo tính liên tục trong sản xuất, giúp cho sản phẩm được ổn định về đâu ra. Để áp dụng phương pháp này nhà quản lý cần chia nhỏ quá trình sản xuất ra nhiều bước khác nhau và thực hiện chúng theo một cách nhất quản đảm bảo hệ thống có mối quan hệ một cách chặt chẽ. Đảm bảo thời gian sản xuất cho từng bước khác nhau. (Thường áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nước uống, thực phẩm,…)
Phương pháp sản xuất theo từng nhóm
Phương pháp sản xuất theo nhóm cho phép thực hiện công việc chung trong cả nhóm dự theo những chi tiết công việc tổng thể được lựa chọn trước đó. Quy trình này không cần thiết kế quy trình công nghệ hay bố bí các máy móc phức tạp yêu cầu về thời gian sản xuất chính xác (ví dụ áp dụng tại các doanh nghiệp may mặc,…)
Phương pháp quản lý sản xuất đơn chiếc
Phương pháp này thường áp dụng cho các đơn hàng nhỏ lẻ. Nhà sản xuất không cần phức tạp để lập ra một quy trình công nghệ một cách tỷ mỉ cho từng sản phẩm mà chỉ cần có những quy định chung và thực hiện theo đúng kế hoạch đã được đề ra.
Tóm lại cho đến nay, hệ thống sản xuất ngày càng được áp dụng rộng rãi và năng cấp hiện đại hơn để đáp ứng được những nhu cầu trong sản xuất đối với từng công ty. Việc áp dụng hệ thống sản xuất bài bản sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều chi phí và năng cao được hiệu suất trong công việc.