Bạn đang tìm hiểu về hệ thống SIEM và muốn biết thêm về khái niệm này? Hãy cùng Andon Adsun khám phá sâu hơn về hệ thống SIEM là gì và tầm quan trọng của nó trong bảo vệ thông tin của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về các tính năng và lợi ích của hệ thống SIEM cũng như cách nó có thể giúp bạn phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng.
Hệ thống SIEM là gì?
SIEM là viết tắt của security information and event management. Trong tiếng Việt có nghĩa là quản lý sự kiện và thông tin bảo mật.
Hệ thống SIEM thu thập và tổng hợp dữ liệu nhật ký và sự kiện để giúp xác định và theo dõi các vi phạm. Hệ thống cung cấp cho bộ phận bảo mật của doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về những gì đã và đang xảy ra trong môi trường công nghệ thông tin.
SIEM thu thập và tổng hợp dữ liệu nhật ký và sự kiện được tạo trong toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghệ của tổ chức, từ hệ thống máy chủ và ứng dụng đến các thiết bị mạng và bảo mật như tường lửa và bộ lọc chống vi-rút. Mục tiêu của công cụ SIEM là tương quan các tín hiệu trong tất cả dữ liệu đó với nhau để cung cấp cho bộ phận bảo mật thông tin cở sở để xác định và theo dõi các vi phạm cũng như các vấn đề liên quan.
SIEM có khả năng cung cấp:
- Khả năng hiển thị trong thời gian thực trên các hệ thống bảo mật thông tin của tổ chức.
- Quản lý nhật ký sự kiện hợp nhất dữ liệu từ nhiều nguồn.
- Liên kết, hiển thị mối tương quan của các sự kiện được thu thập từ nhiều nguồn thông tin trong hệ thống.
- Thông báo sự kiện bảo mật tự động.
Hệ thống SIEM hoạt động như thế nào?
Trong hệ thông SIEM, các ứng dụng và công cụ bảo mật tạo nhật ký cho mỗi sự kiện xảy ra. Ví dụ: nếu có ai đó đăng nhập vào hệ thống, SIEM sẽ ghi lại hành động này trong file nhật ký syslog. Nếu cơ chế bảo mật (tường lửa) phát hiện các hành động bất thường, nó sẽ lưu các hành động này vào nhật ký. Tương tự như vậy, tất cả các ứng dụng sẽ tạo nhật ký cho mọi sự kiện xảy ra.
Nói ngắn gọn, phần mềm SIEM hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu nhật ký và sự kiện được tạo bởi các ứng dụng, thiết bị bảo mật và hệ thống máy chủ của tổ chức và tập hợp chúng lại thành một nền tảng tập trung duy nhất.
SIEM thu thập dữ liệu từ các sự kiện chống vi-rút, nhật ký tường lửa và nhiều loại sự kiện khác; nó sắp xếp dữ liệu này thành các danh mục riêng giúp việc quản lý dễ dàng hơn, ví dụ: hoạt động của phần mềm độc hại và các lần đăng nhập không thành công và thành công.
Khi SIEM xác định mối đe dọa thông qua giám sát an ninh mạng, SIEM sẽ tạo ra cảnh báo và xác định mức độ đe dọa dựa trên các quy tắc định trước. Ví dụ: ai đó cố gắng đăng nhập vào tài khoản 10 lần trong 10 phút là được, trong khi 100 lần trong 10 phút có thể bị gắn cờ là hành động tấn công. Bằng cách này, nó phát hiện các mối đe dọa và tạo ra các cảnh báo bảo mật.
Vì sao SIEM lại quan trọng?
SIEM là một công cụ giúp bộ phận bảo mật phát hiện các mối đe dọa mạng dễ dàng hơn trước khi chúng tấn công các ứng dụng và thiết bị. Hệ thống SIEM sẽ cảnh báo cho đội bảo mật để họ có thời gian hành động, đẩy lùi các cuộc tấn công trước khi xảy ra thiệt hại hoặc giảm thiểu tối đa tổn thất.
Các công cụ SIEM cung cấp một cách để tự động hóa bảo vệ trong hệ thống, giải phóng các doanh nghiệp khỏi sai sót hoặc thiếu sót tiềm ẩn của con người khi tìm kiếm các mối đe dọa tiềm ẩn.
Song song, SIEM sử dụng tổng hợp dữ liệu, phát hiện mối đe dọa, xác định và thông báo. Tuy nhiên, tất cả các quy trình này vẫn cần sự tham gia của con người trong các công đoạn cuối cùng vì chúng không thể tự động hóa hoàn toàn.
Dữ liệu do SIEM thu thập cũng phục vụ cho mục đích lên kế hoạch ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự trong tương lai. Ngoài ra, còn giúp bộ phận IT thực hiện bảo trì cơ sở hạ tầng.
6 ưu điểm của việc sử dụng SIEM
- Tăng hiệu quả trong việc phát hiện và phản ứng với các mối đe dọa.
- Ngăn chặn và kéo giảm tác động của các cuộc tấn công mạng, từ đó giảm thiệt hại cho tổ chức.
- Phòng chống các cuộc tấn công hiện tại và tương lai bằng cách ghi nhật ký.
- Cảnh báo theo thời gian thực giúp tổ chức phản ứng nhanh với các cuộc tấn công.
- Giảm nhân lực, từ đó giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Giúp tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về an ninh mạng.
Các trường hợp sử dụng SIEM
SIEM có nhiều trường hợp sử dụng trong bối cảnh mối đe dọa hiện đại bao gồm phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa bên trong và bên ngoài, cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý khi được yêu cầu.
Đáp ứng các tiêu chuẩn
SIEM đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các tổ chức tuân thủ các tiêu chuẩn PCI DSS, GDPR, HIPAA và SOX.
Ban đầu SIEM chủ yếu được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, việc tuân thủ và giữ an toàn cho các doanh nghiệp nhỏ cũng đang dần được chú trọng.
Bảo mật IoT
Thị trường Internet of Things (IoT) đang ngày càng phát triển. Nhưng sẽ đi kèm với rủi ro khi nhiều thiết bị được kết nối, cung cấp nhiều điểm truy cập hơn. Ngay khi tin tặc xâm nhập vào một phần mạng thông qua thiết bị được kết nối, họ có thể truy cập phần còn lại của hệ thống rất dễ dàng.
Hầu hết các nhà cung cấp giải pháp IoT đều cung cấp API để dễ dàng tích hợp vào các giải pháp SIEM. Điều này làm cho phần mềm SIEM trở thành một phần thiết yếu của an ninh mạng của doanh nghiệp, giảm thiểu các mối đe dọa đến hệ thống IoT.
Ngăn ngừa nội gián
Các mối đe dọa từ bên ngoài không phải là những thứ duy nhất khiến các tổ chức dễ bị tổn thương, các mối đe dọa từ bên trong cũng tiềm ẩn nguy cơ đáng kể, đặc biệt là xét đến tính dễ tiếp cận.
Phần mềm SIEM cho phép các tổ chức liên tục theo dõi hành động của nhân viên và tạo cảnh báo cho các sự kiện bất thường dựa trên hoạt động ‘bình thường’. Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng SIEM để tiến hành giám sát chi tiết các tài khoản đặc quyền và tạo cảnh báo liên quan đến các hành động mà một người dùng nhất định không được phép thực hiện, chẳng hạn như cài đặt phần mềm lạ hoặc tắt phần mềm bảo mật.
Bảo mật hệ thống thông tin
Không chỉ ngăn ngừa nội gián, SIEM giúp bảo vệ hệ thống thông tin của tổ chức tránh khỏi các cuộc tấn công và đánh cắp thông tin từ bên ngoài. Những cảnh báo sớm theo thời gian thực giúp bộ phận bảo mật nhanh chóng phản ứng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa ảnh hưởng từ tin tặc.
Bên cạnh đó, chức năng lưu nhật ký là tài liệu quạn trọng phục vụ công tác điều tra, tránh các hành động tấn công lặp lại, thiết lập các phương thức hạn chế tấn công tối ưu nhất.
Hiện Andon Adsun là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm hệ thống andon hỗ trợ quản lý, vận hành quản lý sản xuất doanh nghiệp theo thời gian thực. Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần trải nghiệm, hay tìm hiểu về hệ thống andon này như thế nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin bên dưới: