Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) đang trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm vận tải, logistics, quản lý kho và bán lẻ. Được phát triển vào cuối thế kỷ 20, công nghệ RFID giúp đọc và thu thập dữ liệu từ các thẻ RFID từ xa, cải thiện độ chính xác và hiệu quả của quá trình quản lý. Với khả năng đọc dữ liệu từ xa, công nghệ RFID giúp giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết để thu thập thông tin, tăng cường tính chính xác của dữ liệu, đồng thời cải thiện quá trình quản lý và đưa ra quyết định.
Bài viết này Andon Adsun sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về công nghệ RFID, bao gồm nguyên lý hoạt động, các loại thẻ RFID và các ứng dụng thực tế của nó. Từ đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về những lợi ích của công nghệ RFID và cách nó có thể được sử dụng để tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp của mình.
RFID là gì?
RFID (Radio Frequency Identification), hay nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng theo thời gian thực..
Hay nói cách khác, RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID.
Điểm nổi bật của RFID là công nghệ không sử dụng tia sáng như mã vạch, không tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại thẻ có thể được đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, tuyết, sương mù, băng đá, sơn, và các điều kiện môi trường thách thức khác mà mã vạch và các công nghệ khác không thể phát huy hiệu quả.
Do sử dụng sóng điện từ, nên có 3 dải tần số chính được sử dụng để truyền RFID là tần số thấp, tần số cao và tấn số siêu cao.
Tần số thấp: 125-134 kHz
- Phạm vi đọc: Tiếp xúc đến 10 cm
Tần số cao: 13.56 MHz
- Phạm vi đọc: Gần tiếp xúc đến 30 cm
Tần số siêu cao: gồm 2 loại thẻ là thẻ RFID chủ động và bị động
- Thẻ RFID chủ động (nhận năng lượng từ pin, khoảng cách đọc lớn)
_ Tần số: 433 MHz
_ Phạm vi đọc: 30 m đến hơn 100 m
- Thẻ RFID bị động (nhận năng lượng từ đầu đọc, khoảng cách đọc ngắn).
_ Tần số: 860 – 960 MHz
_ Phạm vi đọc: Gần tiếp xúc đến 25 m
Nguyên lý hoạt động của RFID
Về cấu trúc, dù mỗi hệ thống RFID có sự khác nhau về loại thiết bị và độ phức tạp, nhưng chúng đều chứa ít nhất 4 thành phần: Đầu đọc (reader), Thẻ (tag), anten và server.
Các thẻ RFID được gắn chip và anten siêu nhỏ, khi được đưa vào vùng phát sóng của đầu đọc, thẻ sẽ nhận năng lượng và truyền dữ liệu từ chip vào đầu đọc. Tất cả dữ liệu này sau đó sẽ chuyển về máy tính chủ qua cổng giao tiếp hoặc không gian mạng. Từ đó, thông tin sẽ được thu thập và xử lý tùy theo mục đích của người điều khiển.
Công nghệ RFID có lợi ích như thế nào với chuỗi cung ứng
Tiết kiệm sức lao động
Thêm nữa, thẻ RFID có thể quét theo nhóm và ghi đè thông tin, giảm bớt công sức của việc quét thủ công riêng lẻ và nhập dữ liệu bằng tay. Vì vậy, nó yêu cầu ít nhân sự, giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn khi người lao động không phải tốn sức cho những thủ tục tốn thời gian như quét mã vạch, tìm đồ thất lạc hay đếm hàng. Điều này cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ khác và hoàn thành mọi thứ nhanh hơn.
Hơn nữa, để đọc mã vạch, nhân viên phải đứng trực tiếp trước hàng, hướng máy quét vào mã. Còn thẻ RFID chỉ yêu cầu đầu đọc nằm trong một phạm vi xác định từ thẻ để tự động đọc chính xác. Một thử nghiệm thực hiện bởi Northern Apex Corporation đã cho thấy quá trình xử lý một mẫu hàng tồn kho trong 37,9 giây khi dùng mã vạch, nhưng lại chỉ mất hơn 1 giây khi sử dụng RFID.
Chính vì tốc độ xử lý tuyệt vời này, hệ thống RFID có khả năng đọc toàn bộ kho hàng chỉ trong vài phút, giảm thời gian kiểm kê hàng hóa xuống chỉ còn hàng giờ.
Theo dõi hàng tồn kho theo thời gian thực
Với RFID, các công ty luôn cập nhật được cụ thể lượng sản phẩm mà họ có. Ngoài ra, RFID có thể đơn giản hóa các công đoạn ghi nhận nhập và xuất hàng ở kho, cung cấp vị trí chính xác của hàng hóa trong kho giúp cho việc tìm kiếm dễ dàng hơn. Từ đó, các nhà quản lý có thể ra quyết định nhập hàng kịp thời, tìm ra mức tồn kho tối ưu để không có sản phẩm dư thừa, làm tốn phí lưu trữ hay biết được hàng hóa nào đang bán chạy để có thể lên kế hoạch kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
Vượt trội trong dung lượng
Trên phương diện lưu trữ thông tin, mã vạch chỉ chứa một số ký tự chữ và số rất hạn chế trong khi thẻ RFID có thể chứa đến vài nghìn bit dung lượng bao gồm tên sản phẩm, vị trí trước đó, thời hạn sử dụng, thời điểm, địa điểm sản xuất, nhận, đóng gói và vận chuyển, v.v. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể kiểm soát hàng hóa hiệu quả hơn rất nhiều.
Tăng cường độ chính xác
Theo Cybra, một công ty chuyên phát triển công nghệ RFID với 35 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm tại Mỹ, các nhà sản xuất và nhà phân phối đã triển khai công nghệ RFID vào chuỗi cung ứng của họ đã cải thiện 80% độ chính xác trong việc vận chuyển và lấy hàng. Nhờ vậy, các công ty đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn do ít lỗi vận chuyển và đóng gói hơn.
Thêm nữa, bởi RFID sử dụng công nghệ sóng điện từ mà ít bị phụ thuộc bởi yếu tố con người, do đó cũng giảm bớt sai sót trong việc quét mã thủ công hay nhập liệu giấy tờ.
Ngăn ngừa mất mát, trộm cắp
Việc gắn thẻ RFID cũng giúp các công ty tăng cường bảo mật bằng cách theo dõi mọi hàng hóa đang được lưu trữ, phân phối hay bổ sung lại, bất kể các mặt hàng đó ở đâu trong chuỗi cung ứng. Qua đó doanh nghiệp sẽ nhận được cập nhật bất cứ khi nào có sản phẩm bị thất lạc.
Điều này đặc biệt quan trọng với các sản phẩm có giá trị cao như máy tính, ti vi và ô tô. Thậm chí, đôi khi sự xuất hiện đơn thuần hoặc kiến thức rằng thẻ RFID được gắn vào có thể làm giảm nguy cơ trộm cắp. Nhờ vậy mà công ty có thể tránh hao hụt tài sản hay làm giảm uy tín thương hiệu.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về công nghệ RFID từ các khái niệm cơ bản đến các ứng dụng thực tế của nó. Công nghệ RFID đang ngày càng trở nên phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau, và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như khả năng đọc và thu thập dữ liệu từ xa, tăng cường độ chính xác và hiệu quả, và giảm thiểu thời gian công việc.
Tuy nhiên, trước khi triển khai công nghệ RFID, các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố kinh doanh để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ RFID.