Năng suất lao động là gì? Tại sao cần đo lường năng suất lao động sản xuất. Hãy cùng adsun tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!
Năng suất lao động là gì?
Năng suất lao động là thuật ngữ được sử dung trong phân tích, đánh giá hiệu quả lao động, có thể được phản ánh thông qua quá trình sản xuất, xây dựng, công việc hành chính,… của người lao động.
Theo các yêu cầu, chỉ tiêu khác nhau, năng suất này được đánh giá dựa vào các tiêu chí nhất định, từ đó mà việc đo lường sẽ phản ánh hiệu quả để có những điều chỉnh hay tác động phù hợp.
Năng suất lao động trong tiếng Anh là Productivity, thể hiện cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà người lao động có thể làm ra được trong một khoảng thời gian nào đó cụ thể. Đối với doanh nghiệp, quản trị năng suất là một trong những khâu quan trọng và cần thiết bậc nhất.
Năng suất lao động phản ánh kết quả trong quá trình làm việc của mỗi người. Trong một số ngành nghề, năng suất lao động có tác động trực tiếp đến mức thu nhập của người lao động.
Các yếu tố nào quyết định đến năng suất?
Có rất nhiều yếu tố tác động đến năng suất trong lao động. Các yếu tố sau đây sẽ là những tác nhân chính quan trọng mang tính quyết định cho năng suất:
_ Năng lực nhân sự: Các yếu tố như kỹ năng làm việc, sức khỏe, kinh nghiệm xử lý vấn đề phát sinh,… là vốn những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động.
_ Vốn vật chất: Là những công cụ máy móc, hệ thống vận hành, chi phí, nguồn nguyên vật liệu sử dụng để hỗ trợ cho quá trình làm việc được hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, công sức hơn.
Xem Thêm >> Hệ thống hỗ trợ sản xuất Andon giúp làm giảm thời gian chết Downtime trong sản xuất và nâng cao năng suất làm việc của nhân viên

_ Tri thức: Tri thức là những hiểu biết về chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, về lĩnh vực nghề nghiệp cũng như cách để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó một cách tốt nhất, tối ưu nhất cho doanh nghiệp.
Phương pháp tính năng suất lao động
Để đo lường năng suất lao động, ta có thể áp dụng ba phương pháp tính thông dụng cụ thể là:
Năng suất lao động tính theo sản phẩm hiện vật
Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này đo lường khối lượng hàng hoá bằng đơn vị vốn có của nó. Chẳng hạn như nông sản đo bằng tấn, kg, bao; các mặt hàng điện tử đo bằng chiếc… Trong phương pháp tính năng suất lao động theo hiện vật, ta có hai cách: tính theo năng suất sản phẩm trung bình hoặc tính theo năng suất sản phẩm cận biên.
Ưu điểm: Phương pháp tính năng suất lao động theo hiện vật thể hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, và không chịu bất cứ tác động nào của giá cả. Do đó, ta có thể dễ dàng so sánh năng suất lao động giữa các doanh nghiệp, các nền kinh tế khác nhau khi họ cùng sản xuất một loại sản phẩm.
Nhược điểm: Phương pháp năng suất lao động tính theo sản phẩm hiện vật không thể áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm. Điều này không phù hợp với nền kinh tế thị trường như hiện nay vì các doanh nghiệp có xu hướng sản xuất nhiều loại sản phẩm hàng hóa.
Năng suất tính theo sản phẩm doanh thu
Năng suất tính theo sản phẩm doanh thu là phương pháp tính năng suất theo tỷ lệ tổng giá trị của sản phẩm được quy về đơn vị tiền tệ đang được lưu hành trên tổng số lao động. Phương pháp này cũng bao gồm hai cách tính là tính theo tổng giá trị doanh thu cận biên và tính theo tổng giá trị doanh thu bình quân.
Ưu điểm: Phương pháp tính năng suất theo sản phẩm doanh thu được sử dụng tương đối phổ biến vì phương pháp này khá đơn giản, dễ đo lường cũng như có thể áp dụng để tính cho tất cả các loại sản phẩm, phù hợp với thị trường hiện nay, nơi mà các doanh nghiệp thường sẽ sản xuất nhiều loại sản phẩm hàng hóa.
Nhược điểm: Phương pháp này biểu hiện mức năng suất lao động một cách không cụ thể và chịu ảnh hưởng từ yếu tố giá cả. Chính vì vậy, khi sử dụng phương pháp năng suất tính theo sản phẩm doanh thu, ta khó có thể so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp, các nền kinh tế khác nhau khi một loại sản phẩm được sản xuất ra. Thậm chí, độ chính xác khi so sánh năng suất lao động của một doanh nghiệp trong các mốc thời gian khác nhau cũng không chính xác hoàn toàn.
Tầm quan trọng của việc đo lường năng suất lao động trong sản xuất
Có bao giờ bạn tự hỏi mục đích của việc tăng năng suất lao động là gì khi mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều đề cao việc này hay không?
- Thứ nhất, đo lường giúp cho doanh nghiệp kiểm soát, quản lý chặt chẽ được hiệu quả làm việc của từng công nhân hoặc là của toàn xí nghiệp trong cụ thể từng ngành nghề, từng lĩnh vực, cũng như có phương hướng, cách thức cụ thể để phân bổ, cải thiện hiệu suất năng lực nhân viên.
- Thứ hai, đo lường chính là cơ hội để cho các xí nghiệp nhà máy có thể định lượng được khả năng sản xuất thực tế của toàn bộ xí nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách, chỉ tiêu, số lượng sản phẩm sản xuất phù hợp với khả năng hoặc phát triển cao hơn sức sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Thứ ba, đo lường năng suất chính là yếu tố bắt buộc cần có đối với hầu hết mọi doanh nghiệp. Để có thể đề xuất đãi ngộ với đối tượng nhân viên một cách nghiêm minh, công bằng và khách quan nhất cũng như xử phạt, khen thưởng, loại bỏ hay giữ lại đúng đắn nhất.
Với các thông tin cụ thể trong bài viết này, chúng tôi mong doanh nghiệp đã có thể nắm được hiểu biết cơ bản về khái niệm Năng Suất Lao Động Là Gì? Tại Sao Cần Đo Lường Năng Suất Lao Động Trong Sản Xuất.
Trong quá trình quản lý sản xuất, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng hệ thống quản trị andon, một công cụ để phát hiện những bất thường trong quá trình sản xuất và nâng cao năng suất lao động cho nhân viên, được nhiều nhà máy đánh giá cao, đặc biệt đối với những nhà máy, xi nghiệp có quy mô lớn, xin liên hệ với chúng tôi qua Hotline 090.125.8778 hoặc Tổng đài 1900 545456 để được tư vấn cụ thể.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
𝐕𝐏 𝐂𝐡í𝐧𝐡: 340/16 Lê Văn Quới, KP 11, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐁ắ𝐜: G4-TT10 Đường Foresa 8, KĐT Xuân Phương, P. Xuân Phương, Q .Nam Từ Liêm, HN
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 102 Đường Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓â𝐲: D2-27, KDC 586, Đường Lê Văn Tưởng, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Email: quangadsun@yahoo.com
SĐT: 090.125.8778 hoặc Hotline: 𝟭𝟵𝟬𝟬 𝟱𝟰 𝟱𝟰 𝟱𝟲