MTBF là gì? Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc

MTBF là gì? Tìm hiểu cách tính thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc và chức năng của chỉ số này trong lĩnh vực sản xuất.

MTBF là gì?

MTBF là viết tắt của mean time between failures, tạm dịch là thời gian trung bình giữa các lần thất bại hay thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc.

Trong lĩnh vực sản xuất, chỉ số thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF) đo thời gian trung bình mà thiết bị đang hoạt động giữa các sự cố hoặc ngừng hoạt động.

MTBF là một chỉ số bảo trì quan trọng để đo lường hiệu suất, độ an toàn và thiết kế thiết bị, đặc biệt là đối với các tài sản quan trọng hoặc phức tạp, như máy phát điện hoặc máy bay. Nó cũng được sử dụng để xác định độ tin cậy của thiết bị máy móc.

MTBF là gì?
MTBF là gì?

MTBF cũng được sử dụng để tính toán tính khả dụng của thiết bị cùng với thời gian sửa chữa trung bình (MTTR). Công thức MTBF chỉ sử dụng trong bảo trì ngoài kế hoạch và không tính đến bảo trì theo lịch trình, như kiểm tra, hiệu chuẩn lại hoặc thay thế các bộ phận của thiết bị máy móc.

  • Độ tin cậy là khả năng của một tài sản hoặc một bộ phận để thực hiện các chức năng cần thiết của nó trong những điều kiện nhất định và trong một khoảng thời gian xác định trước. Nói một cách khác, độ tin cậy là khả năng thiết bị thực hiện đúng chức năng như dự định mà không có sai sót. Ví dụ như một chiếc máy bay, nhiệm vụ của nó là hoàn thành một chuyến bay một cách an toàn và đưa hành khách đến đích mà không gặp phải sự cố thảm khốc nào.
  • Tính khả dụng là thời gian thiết bị hay bộ phận có thể hoạt động khi cần sử dụng. Nói cách khác, tính khả dụng là khả năng hoạt động của thiết bị tại bất kỳ thời điểm nào. Tính khả dụng được xác định bởi độ tin cậy của hệ thống và thời gian phục hồi của hệ thống khi xảy ra lỗi.

Cách tính chỉ số MTBF

Để tính toán MTBF, hãy chia tổng số giờ hoạt động trong một khoảng thời gian cho số lần hỏng hóc xảy ra trong khoảng thời gian đó. MTBF thường được đo bằng đơn vị giờ.

MTBF = số giờ hoạt động ÷ số lỗi

Ví dụ, một thiết bị đã hoạt động khoảng 1.000 giờ trong một năm. Trong suốt năm đó, thiết bị đã bị hỏng 8 lần. Từ đó suy ra chỉ số MTBF của thiết bị đó là 125 giờ.

MQTT là gì? Tại sao nó lại quan trọng đối với Internet of Things?

Ý nghĩa của chỉ số MTBF trong công tác bảo trì

Thất bại là một vấn đề và biết mọi thứ về một vấn đề thường là cách tốt nhất để giải quyết nó. Đo lường MTBF là một cách để có thêm thông tin về sự cố và giảm thiểu tác động của nó. Tiến hành phân tích MTBF giúp bộ phận bảo trì giảm thời gian chết (downtime) đồng thời tiết kiệm chi phí, giúp công tác sản xuất được trơn tru và nhanh hơn.

Tối ưu hóa lịch trình bảo trì

Tính toán MTBF của một tài sản cung cấp cho doanh nghiệp cơ sở để tối đa hóa lịch trình bảo trì, phòng ngừa sự cố. Biết được tần suất bị lỗi của thiết bị cho phép doanh nghiệp có sự chuẩn bị để ứng phó. Điều này mang lại cơ hội tốt hơn để ngăn chặn sự cố trong khi thực hiện bảo trì ít nhất có thể và tối đa hóa tài nguyên.

Doanh nghiệp còn có thể điều tra nguyên nhân của các vấn đề dựa trên sự thay đổi tăng / giảm của chỉ số MTBF. Lý do có thể là bất cứ thứ gì, từ danh sách nhiệm vụ mơ hồ đến một bộ phận bị lỗi hoặc đào tạo không đầy đủ. Nhìn vào chỉ số MTBF và tiến hành phân tích dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp xác định nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề.

Đưa ra quyết định tối ưu cho việc sửa chữa / thay thế trang thiết bị

MTBF cũng có thể giúp đưa ra các quyết định sửa chữa hoặc thay thế trang thiết bị. Trên thực tế, không bao giờ dễ dàng để từ bỏ một thiết bị và mua một chiếc máy mới đắt tiền. Tuy nhiên, khi đã nắm rõ tình hình hư hỏng của máy móc & thiết bị thông qua chỉ số MTBF, thì giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp là thay thế tài sản thay vì dành thời gian và tiền bạc để sửa chữa nó. MTBF có thể được sử dụng để tính toán chi phí sửa chữa so với thay thế và lập một kể hoạch khai thác thiết bị mới một cách tối ưu nhất.

MTBF là gì?

Vai trò của MTBF đối với doanh nghiệp

Tính toán thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc là một cách để bắt đầu chinh phục thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch tại cơ sở sản xuất. Có hàng tá lý do khiến trang thiết bị có thể bị lỗi. Kiểm tra các triệu chứng là bước đầu tiên để chẩn đoán và chữa khỏi vấn đề. Điều này có thể thực hiện được bằng cách theo dõi và phân tích MTBF. Thực hiện các biện pháp để cải thiện MTBF và độ tin cậy của tài sản có thể có tác động rất lớn đến tổ chức.

OEE là gì? Một chỉ số quan trọng trong nhà máy sản xuất

Cách cải thiện chỉ số MTBF

Tác động của sự cố máy móc có thể rất lớn, khiến việc sản xuất bị chậm tiến độ và tăng thời gian dành cho bảo trì. Tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề là cách tốt nhất để tìm, giảm thiểu hoặc thậm chí ngăn chặn các sự cố xảy ra trong tương lai, đồng thời tăng MTBF trong quá trình này. Có một số cách để tăng MTBF:

  • Cải thiện quy trình bảo trì phòng ngừa: Một kế hoạch bảo trì phòng ngừa được suy nghĩ kỹ lưỡng có thể cải thiện đáng kể MTBF. Giữ trạng thái chủ động thay vì phản ứng khi nói đến bảo trì, nó cho doanh nghiệp cơ hội để ngăn chặn các lỗi trước khi chúng xảy ra.
  • Tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ: Tìm ra lý do của các vấn đề là chìa khóa để ngăn chặn chúng xảy ra trong tương lai hoặc ít nhất là không xảy ra thường xuyên. Giống như bảo trì phòng ngừa, phân tích nguyên nhân gốc rễ có thể gián tiếp làm tăng MTBF bằng cách đưa ra giải pháp lâu dài. Ví dụ: nếu doanh nghiệp nhận thấy một bộ phận thường xuyên bị lỗi, có thể xem xét đến việc thay thế nó bằng bộ phận mới có chất lượng cao hơn.
  • Thiết lập bảo trì dựa trên điều kiện: Áp dụng hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các vấn đề của thiết bị trước khi chúng dẫn đến hỏng hóc có thể tăng MTBF và giảm thời gian ngừng hoạt động (downtime).

Hệ thống Andon là gì? Tìm hiểu chi tiết về Andon System

Với các thông tin cụ thể trong bài viết này, chúng tôi mong doanh nghiệp đã có thể nắm được hiểu biết cơ bản về khái niệm MTBF là gì.

Trong quá trình quản lý sản xuất, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng hệ thống quản trị andon, một công cụ để phát hiện những bất thường trong quá trình sản xuất,  được nhiều nhà máy đánh giá cao, đặc biệt đối với những nhà máy, xi nghiệp có quy mô lớn, xin liên hệ với chúng tôi qua Hotline 090.125.8778 hoặc Tổng đài 1900 545456 để được tư vấn cụ thể.

>>> Xem thêm về hệ thống Andon <<<

THÔNG TIN LIÊN HỆ

⭐𝐕𝐏 𝐂𝐡í𝐧𝐡: 340/16 Lê Văn Quới, KP 11, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM

⭐𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐁ắ𝐜: G4-TT10 Đường Foresa 8, KĐT Xuân Phương, P. Xuân Phương, Q .Nam Từ Liêm, HN

⭐𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 102 Đường Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.

⭐𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓â𝐲: D2-27, KDC 586, Đường Lê Văn Tưởng, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.

📩️ quangadsun@yahoo.com

☎  090.125.8778 Hotline: 𝟭𝟵𝟬𝟬 𝟱𝟰 𝟱𝟰 𝟱𝟲

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button