Mô hình Lean Six Sigma là sự kết hợp độc đáo giữa phương pháp sản xuất tinh gọn Lean và phương phức quản lý 6 Sigma. Khi doanh nghiệp áp dụng thành công Lean 6 Sigma vào trong kinh doanh cũng là lúc được “thu hoạch quả chín”. Vậy cụ thể Lean Six Sigma là gì? Lợi ích mà mô hình quản lý này đem đến cho doanh nghiệp như thế nào?
Mô hình Lean Six Sigma là gì?

Mô hình Lean Six Sigma (LSS) là một phương pháp quản lí tập trung theo nhóm nhằm cải thiện hiệu suất bằng cách loại bỏ sự lãng phí và các khiếm khuyết để phát huy tốt nhất tiềm năng nội tại của một tổ chức.
Mô hình LSS là sự kết hợp giữa các phương pháp Six Sigma (6 Sigma) và phương pháp sản xuất tinh gọn/ doanh nghiệp tinh gọn (Lean Enterprise) để cố gắng loại bỏ lãng phí tài nguyên vật chất, thời gian, công sức và tài năng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất và tổ chức.
Nói một cách đơn giản, theo nguyên lí của mô hình Lean Six Sigma, bất kì hoạt động sử dụng tài nguyên nào không tạo ra giá trị cho khách hàng cuối cùng đều được coi là lãng phí nguồn lực và cần được loại bỏ.
Đặc điểm
Để tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Nhật Bản, các nhà quản lí ở Mỹ đã áp dụng các nguyên tắc sản xuất của Nhật Bản tập trung vào việc giảm lãng phí nguồn lực vào các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng.
Mô hình Lean Six Sigma được phát triển ở Mỹ vào những năm 1980, là sự kết hợp của các nguyên tắc quản lí quy trình sản xuất của Nhật Bản.
Trong những năm 1990, mô hình LSS này đã được các nhà sản xuất lớn của Mỹ áp dụng.
Nguyên lí
Khái niệm tinh gọn trong mô hình LSS tập trung vào việc giảm và loại bỏ tám loại lãng phí trong sản xuất được viết tắt là DOWNTIME. Tám loại lãng phí đó là:
- Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defects).
- Lãng phí do sản xuất dư thừa (Overproduction).
- Lãng phí về thời gian vô ích (Waiting).
- Lãng phí nguồn nhân lực (Non-used talent).
- Lãng phí vận chuyển (Transport).
- Lãng phí do tồn kho (Inventory).
- Lãng phí do quá trình (Excess processing).
- Lãng phí trong hoạt động (Motion).
Tinh gọn ở đây nghĩa là tất cả các phương pháp, biện pháp hay công cụ giúp xác định và loại bỏ sự lãng phí trong sản xuất. Một ví dụ điển hình là hệ thống andon, giúp phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong dây chuyền, từ đó hỗ trợ cải tiến liên tục và nâng cao hiệu quả vận hành
Mô hình 6 Sigma có tiền trình 5 bước được viết tắt là DMAIC cũng được sử dụng trong mô hình LSS. Năm bước DMAIC là: xác định (Define), đo lường (Measure), phân tích (Analyze), cải tiến (Improve), kiểm soát (Control).

Tiến trình 5 bước này của mô hình 6 Sigma cải thiện, tối ưu hóa và ổn định các quy trình sản xuất kinh doanh dựa trên các dữ liệu sẵn có.
Mô hình cải tiến LSS là sự kết hợp giữa mô hình quản lí tinh gọn và mô hình six Sigma cho thấy quy trình sản xuất có xu hướng biến đổi sau đó hạn chế các biến đổi này để đảm bảo cải tiến quy trình liên tục.
Các cấp độ
Đào tạo mô hình Lean Six Sigma sử dụng thuật ngữ “vành đai” (belt) để biểu thị các cấp độ chuyên môn. Các vành đai được phân loại như sau:
- Đai vàng (Yellow belt): có chuyên môn và nhận thức cơ bản không qua chính quy về mô hình LSS, là thành viên mở rộng cung cấp dữ liệu và tư vấn của nhóm dự án.
- Đai xanh (Green belt): tập trung sử dụng các công cụ và áp dụng các nguyên tắc DMAIC và mô hình tinh gọn, thường tham gia dẫn dắt các dự án nhỏ hoặc bán thời gian vào các nhóm dự án Đai đen.
- Đai đen (Black belt): Lãnh đạo nhóm dự án 6 Sigma toàn thời gian.
- Nhất đẳng đai đen (Master black belt): là đai đen với chuyên môn cao, tối thiểu hai năm kinh nghiệm và từng quản lí một vài dự án. Là người thường trực chỉ đạo chương trình 6 Sigma.
Lợi ích khi áp dụng Mô hình LSS
1. Giảm chi phí sản xuất
Nhờ việc loại bỏ lãng phí (Lean) và giảm thiểu sai sót (Six Sigma), doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Tăng hiệu quả vận hành
LSS giúp chuẩn hóa quy trình, cải thiện hiệu quả vận hành và tạo ra giá trị cao hơn với ít nguồn lực hơn – một yếu tố sống còn trong sản xuất tinh gọn thời đại công nghiệp 4.0.
3. Phát triển nguồn nhân lực
LSS thúc đẩy văn hóa làm việc minh bạch, nâng cao năng lực cá nhân và khuyến khích cải tiến liên tục từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
4. Cải tiến liên tục và ổn định
Nhờ vào chu trình DMAIC và nguyên lý giảm lãng phí, LSS giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt biến động trong sản xuất, đồng thời hướng đến cải tiến liên tục và ổn định lâu dài.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thề về Mô Hình Lean Six Sigma Là Gì? Nguyên Lí Và Lợi Ích Của LLS Cho Doanh Nghiệp.