Tổng quan về khái niệm Cellular Manufacturing là gì, mang lại những ưu điểm và hạn chế gì khi được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất sẽ được làm rõ chi tiết qua bài viết sau đây.
Cellular Manufacturing là gì
Sản xuất trong doanh nghiệp cần có quá trình sản xuất. Và nó là một phương pháp sử dụng các yếu tố đầu vào hoặc nguồn lực kinh tế (như lao động, thiết bị, nguồn vốn, nhà xưởng,…) để cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ.
Cellular Manufacturing, với nghĩa chuyên ngành tiếng Việt là quy trình sản xuất theo công đoạn, là một thuật ngữ liên quan chặt chẽ đến khái niệm Sản xuất Tinh Gọn (Lean Manufacturing), lấy cảm hứng từ hoạt động của các tế bào sinh học (Cellular), để miêu tả cách hoạt động sản xuất bằng cách sắp xếp các tổ làm việc thành nhiều “tế bào – cell” nhỏ (ô/ngăn làm việc của công nhân)
Các “cell” này được nối kết liền nhau để các công đoạn hay tất cả các công đoạn của một qui trình sản xuất có khả năng diễn ra trong một hay nhiều “ô” liên tục.
Theo hình thức bố trí này máy móc thiết bị được nhóm vào một tế bào để có thể sản xuất hoặc chế biến các chi tiết giống nhau hoặc các bộ phận cùng họ có đòi hỏi chế biến tương tự như nhau.
Cellular Manufacturing là sự sắp xếp có tổ chức các “cell” đề điều hành nhịp sản xuất ổn định, rõ ràng
Bố trí theo tế bào bao gồm các yếu tố của cả bố trí theo sản phẩm lẫn bố trí theo quá trình. Bố trí máy móc trong mỗi tế bào sản xuất giống như một dây chuyền lắp ráp nhỏ. Do đó, các thủ tục cân đối dây chuyền có thể được dùng để sắp đặt máy móc trong mỗi ô.
Các bố cục phổ biến của Cellular Manufacturing trong sản xuất
Chọn bố cục quy trình sản xuất công đoạn để phù hợp với tình hình doanh nghiệp cũng quan trọng như việc giải mã để nhóm và chia cell. Tùy vào hình dạng chuỗi sản xuất và mục đích sử dụng để chọn cách bố cục phù hợp. Một số kiểu bố trí cell thường gặp:
- Đường thẳng (Hình chữ I): đây là kiểu bố trí cơ bản nhấ và nó rất hữu ích khi chuỗi sản xuất có thể được chia thành một chuỗi dài các quy trình nối tiếp nhau liên tục mà đầu vào của quy trình này là đầu ra của quy trình trước đó. Trong trường hợp này, nếu không cần quan tâm đến tổng chiều dài của dây chuyền sản xuất thì đây là kiểu bố trí đơn giản nhất.
- Hình chữ U: đúng như tên gọi của nó, sau khi kết thúc một vòng thực hiện thì lại quay 180 độ và chạy lại điểm xuất phát của nó. Kiểu bố trí này phù hợp hơn trong trường hợp có một bộ phận chịu trách nhiệm cho cả vận chuyển và xử lý, vì sử dụng bố cụng luồn u cho phép việc tận dụng tối đa tình huống đó.
- Serpentine: một mô hình giống như zig-zag kết hợp các đường thẳng và thiết kế dòng chữ U phần vào.
- Vòng tròn: một phiên bản của thiết kế dòng chữ U. Thiết kế này có thể dễ dàng phát triển thao tác theo tất cả các hướng.
Đặc tính của Cellular Manufacturing
Bố trí giữa các tế bào sản xuất là bố trí theo quá trình và có các đặc tính sau:
– Qui trình liên tục, dòng di chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang di chuyển đều đặn và hầu như không có sự chờ đợi giữa các công đoạn sản xuất.
– Công nhân đa năng, chỉ có một hoặc vài công nhân đứng tại mỗi “ô”, không giống như sản xuất theo lô/mẻ mà trong đó nhiều công nhân cùng làm việc và chịu trách nhiệm trên một công đoạn đơn lẻ, trong mô hình tế bào các công nhân phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra trong một “ô”.
Vì vậy, mỗi công nhân được huấn luyện thực hiện từng công đoạn trong “ô” đó.
– Các “ô” thường có dạng chữ U, với sản phẩm di chuyển từ đầu này đến đầu kia của chữ U. Mục đích của cách bố trí này nhằm hạn chế tối đa khoảng cách đi lại và di chuyển nguyên vật liệu trong một “ô”.
Ưu và nhược điểm
Bố trí theo tế bào có những ưu điểm sau:
– Thời gian vận chuyển và di chuyển nguyên vật liệu giảm
– Thời gian chuẩn bị sản xuất giảm
– Giảm tồn kho sản phẩm dở dang
– Sử dụng nhân lực tốt hơn
– Dễ kiểm soát
– Dễ tự động hóa
– Tăng cường trách nhiệm của công nhân và nâng cao chất lượng thực hiện
– Trách nhiệm về chất lượng được ấn định rõ ràng cho công nhân trong một tế bào cụ thể và vì vậy người công nhân không thể đổ lỗi cho các công nhân ở công đoạn trước
Tuy nhiên, bố trí theo hình thức này cũng có nhược điểm, đó là:
– Mức độ sử dụng năng lực sản xuất không cao
– Chi phí đầu tư cho việc chuyển đổi từ các hình thức khác sang bố trí theo tế bào khá lớn
– Chi phí đào tạo công nhân tăng lên
– Vốn đầu tư tăng
Chính vì vậy, nhiều công ty triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn chứ không áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất.
Ví dụ, các công đoạn sản xuất có qui trình sấy hay nung trong thời gian dài thường không phù hợp cho việc áp dụng mô hình tế bào vì khó liên kết công đoạn này vào qui trình liên tục của dạng tế bào.
Các nhà máy sản xuất đồ gỗ chủ yếu triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn như cắt xẻ, lắp ráp và hoàn thiện chứ không áp dụng cho công đoạn sấy gỗ hay làm khô sơn.
Cách triển khai và quản lý quy trình sản xuất theo công đoạn
Sản xuất trong doanh nghiệp với quy trình được quản lý bài bản và phù hợp với doanh nghiệp sẽ giúp tiết kiệm chi phí và khả năng nâng cao năng suất lao động. Một số bước để triển khai và quản lý cơ bản quy trình sản xuất theo quy trìnhtrong doanh nghiệp như sau:
Thông thường, một người quản lý sẽ phải đảm bảo những công việc như sau:
Nghiên cứu, xác định thị trường và đánh giá tiềm năng của công ty
Đây là bước đệm đầu tiên để một doanh nghiệp tham gia vào một thị trường bất kỳ. Là một người quản lý và điều hành bạn phải có một khả năng nghiên cứu, dự đoán và phân tích về tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Từ đó sẽ biết được doanh nghiệp bạn phù hợp với bố cục sản xuất theo công đoạn nào nhất và tiến hành triển khai xây dựng được những chiến lược phát triển, cũng như định hướng lâu dài cho doanh nghiệp.
Xác định kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu nguyên vật liệu
Kiểm soát và phân bổ nguyên vật liệu kịp thời và nhanh chóng là một trong những yếu tố cấu thành nên sự thành công của một chuỗi quy trình sản xuất.
Quản lý cẩn thận, tỉ mỉ từng công đoạn
Bạn phải bao quát được toàn bộ hệ thống sản xuất của doanh nghiệp. Nắm bắt được từng công đoạn sản xuất, tăng khả năng điều phối, định hướng cũng như sắp xếp công việc.
Đồng thời đảm bảo được tối đa những yếu tố về tính nghiêm túc, chỉn chu để tối ưu hóa thời gian sản xuất.
Quản lý chất lượng sản phẩm
Việc kiểm kê chất lượng, đánh giá kịp thời sẽ giúp chất lượng của sản phẩm luôn được đảm bảo, góp phần tránh đi những rủi ro không đáng có khi sản phẩm đến với tay của khách hàng.
Theo dõi chất lượng sản phẩm
Sau khi hoàn thành quy trình sản xuất, nhà quản lý cũng phải tiếp tục theo dõi quá trình bán hàng để kịp thời phản hồi các ý kiến, báo lỗi đến từ khách hàng.
Việc xuất hiện sai sót trong quá trình sản xuất là hoàn toàn có thể xảy ra nên việc không may khách hàng nhận được những sản phẩm lỗi là điều không thể tránh khỏi
Chính vì thế, quản lý sản xuất phải luôn đi liền với việc theo dõi chất lượng để luôn có những biện pháp phục hồi, thay thế hay đền bù phù hợp cho những sản phẩm không đảm bảo chất lượng mong muốn.
Sản xuất trong doanh nghiệp với quy trình sản xuất theo công đoạn cụ thể và bải bản nhằm tiết giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thề về Cellular Manufacturing Là Gì – Quy Trình Sản Xuất Theo Công Đoạn.