Vendor Managed Inventory là gì? Ưu, Nhược điểm của VMI

Andon Adsun
Chuyên cung cấp giải pháp quản lý sản xuất
Tin mới đăng
Nội dung chính

Có rất nhiều những thuật ngữ chuyên ngành khác nhau trong xuất – nhập khẩu mà chưa chắc ai có thể nắm hết, trong đó có thuật ngữ Vendor Managed Inventory – VMI.  Vậy Vendor Managed Inventory là gì? Hãy cùng Andon Adsun tìm hiểu những thông tin cần biết về VMI nhé!

Vendor Managed Inventory là gì?

Vendor Managed Inventory là thuật ngữ kinh doanh tiếng Anh, có nghĩa là Quản lý tồn kho bởi nhà cung cấp, là mô hình kinh doanh trong đó người mua sản phẩm cung cấp thông tin cho nhà cung cấp, nhà cung cấp hoàn toàn chịu trách nhiệm việc duy trì lượng hàng tồn kho theo thỏa thuận, tại địa điểm tiêu thụ của người mua.

Theo VMI, nhà cung cấp sẽ theo dõi lượng hàng tồn kho của khách hàng và tự động bổ sung hàng tồn kho, khách hàng không cần gửi đơn đặt hàng. Công ty thực hiện mô hình trên sẽ phải giữ liên lạc chặt chẽ và cởi mở với nhà cung cấp để họ biết mặt hàng nào đang bán được, và số lượng là bao nhiêu.

Vòng tuần hoàn hoạt động của VMI

Ví dụ về VMI

VMI đã trở nên phổ biến vào năm 1980 nhờ được Walmart và Procter & Gamble áp dụng. Đặc biệt, Walmart đã thu được lợi ích lớn từ VMI. Nhờ phần mềm trực tuyến, các nhà cung cấp có thể truy cập dữ liệu hàng tồn kho. Do đó, họ có toàn quyền kiểm soát để biết được khi nào cần bổ sung hàng. Wal-Mart cũng buộc các nhà cung cấp tuân thủ KPI. Tóm lại, VMI giúp giảm lượng tồn kho của Wal-Mart một cách hiệu quả, vì mỗi nhà cung cấp đều cố gắng giảm thiểu hàng tồn kho và tối đa hóa lợi nhuận.

Các dạng Vendor managed inventory (VMI) hiện nay

– Nhà cung cấp trực tiếp khảo sát tồn kho tại kho của nhà bán lẻ, và ngay lập tức cung cấp số lượng hàng tồn kho mà Nhà cung cấp mang theo.

– Nhà cung cấp trực tiếp khảo sát tồn kho tại kho của nhà bán lẻ, sau đó tiến hành đặt đơn hàng mới sẽ được giao trong tương lai. Nhà cung cấp hoặc nhà bán lẻ sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển đơn hàng mới này, tùy thuộc vào thỏa thuận 2 bên.

– Nhà bán lẻ báo cáo lượng hàng tồn kho cho Nhà cung cấp một cách định kỳ (Mỗi ngày, Mỗi tháng …). Nhà cung cấp phân tích dữ liệu được nhận và lên đơn hàng cho nhà bán lẻ.

– Nhà cung cấp truy vấn trực tiếp dữ liệu tồn kho, kinh doanh và các dự báo, kế hoạch sản xuất, giảm giá … của nhà bán lẻ để ra quyết định bổ sung hàng tồn kho.

– Nhà cung cấp sắp xếp một Nhân viên quản lý hàng tồn kho làm việc ngay tại kho hàng của Nhà bán lẻ để quản lý tất cả các công đoạn giám sát tồn kho, đặt hàng, báo cáo …

– Nhà cung cấp thuê và sở hữu kho hàng của nhà bán lẻ từ đó vận hành hoạt động tồn kho và kho hàng với nhân viên của mình trong khu vực của nhà bán lẻ.

Ưu điểm của Vendor managed inventory (VMI)

Về cấp độ chuỗi cung ứng:

  • Giảm tồn kho đến mức tối ưu nhất (Do nhà cung cấp chủ động hơn trong đặt hàng và giao hàng).
  • Tiết kiệm chi phí (vận chuyển, đặt hàng).
  • Gia tăng doanh số (thông qua việc giảm rủi ro cháy hàng tồn kho)

Về nhà cung ứng (Vendors):

  • Nắm bắt được nhu cầu và tình hình kinh doanh của khách hàng.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ hợp tác với nhà bán lẻ.
  • Phân tích thị trường chính xác hơn thông qua các số liệu cụ thể và chính xác.
  • Tăng doanh thu thông qua việc phân tích và dự báo chính xác thị trường
  • Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Về nhà bán lẻ:

  • Giảm tình trạng cháy hàng.
  • Tăng lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí tồn kho.
  • Xây dựng và thiết lập mối quan hệ chuỗi cung ứng với nhà cung cấp.
  • Nhà cung cấp hỗ trợ quản lý các danh mục hàng hóa.

Về người tiêu dùng cuối cùng:

  • Gia tăng mức độ dịch vụ
  • Giảm tình trạng phải chờ hàng, hết hàng.

Hạn chế của Vendor managed inventory (VMI)

  • Thành công của VMI chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà bán lẻ.
  • Thiếu sự tin tưởng trong việc trao đổi dữ liệu có thể gây ra:Mất cân bằng hàng tồn kho; Hết hàng.
  • Tăng chi phí về công nghệ (như EDI) và thay đổi để vận hành mô hình VMI.
  • Nhà bán lẻ phải chủ động thông báo và đặt hàng cho những đợt khuyến mãi lớn.
  • Gia tăng trách nhiệm cho nhà cung cấp.

Các lợi ích mà mô hình VMI mang lại

Làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích của VMI?

Để tối ưu hóa lợi ích VMI, doanh nghiệp cần xác định rõ sự cần thiết của việc áp dụng quy trình VMI trong chuỗi cung ứng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi như: Các đối tác kinh doanh có dành sự quan tâm đến tồn kho, các chi phí liên quan tới mua bán, hóa đơn không? Doanh nghiệp có đang gặp khó khăn trước như cầu không ổn định của khách hàng hay những đơn đặt hàng bất ngờ không?

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải xác định rõ lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm có phù hợp với việc áp dụng VMI không. VMI được áp dụng hiệu quả và thành công với những ngành hàng như bán lẻ, tiêu dùng, công nghệ cao, dược phẩm và đặc biệt là sản xuất ô tô.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thề về Vendor Managed Inventory Là Gì? Ưu, Nhược Điểm Của VMI.

Chia sẻ:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Liem Nguyen
Liem Nguyen
Xin chào tôi làm Liêm Nguyễn - với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị sản xuất. Tôi yêu thích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người, giúp họ hiểu rõ hơn về những phương pháp, mô hình quản lý đặc biệt là hệ thống andon. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ bạn hiểu hơn về hệ thống andon, hệ thống quản trị giúp doanh nghiệm của bạn phát triển trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên quan khác
Gửi thông tin yêu cầu tư vấn
Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn.