Hầu hết các lỗi đã xảy ra trong quá trình ứng dụng andon trong sản xuất không được phân tích và nhận diện rõ ràng cho đến khi nó trở nên quá muộn. Với sự hiểu biết về các lỗi triển khai phổ biến, bạn có thể phát triển một kế hoạch dự án nhằm ngăn chặn sự thất bại của andon và Sản xuất Tinh gọn Lean.
Trong hầu hết các trường hợp, các dự án ứng dụng andon trong sản xuất gặp thất bại do ít chú trọng đến yếu tố con người, đến việc quản lý thay đổi và tái cấu trúc quy trình sản xuất. Thay vào đó, họ tập trung vào việc tìm kiếm các tính năng hệ thống andon hàng đầu – những hệ thống mà đối thủ của họ đang sử dụng. Việc triển khai hệ thống andon đa chức năng phức tạp không cải thiện quy trình kinh doanh, không đem lại cho tổ chức bất kỳ lợi ích nào. Cuối cùng, dự án đi vào ngõ cụt và gặp thất bại.
Dưới đây là 8 lưu ý giúp bạn ứng dụng andon trong sản xuất được hiệu quả hơn mà Andon Adsun xin gửi tới bạn!
8 sai lầm có thể dẫn đến sự thất bại trong dự án ứng dụng andon trong sản xuất
Không có sự tham gia nghiêm túc của nhân viên và đội ngũ điều hành
Đội ngũ điều hành của bạn có thể không sát sao 100% nhưng họ nên tham gia kịp thời vào các giai đoạn xuất hiện vấn đề khi nhân viên bấm thông báo qua andon. Và nhân viên cũng nên tự giác ấn andon ngay khi xác định có lỗi xuất hiện.
Tiếp cận andon như một công cụ
Để tránh thất bại, doanh nghiệp nên tập trung vào con người và quy trình thay vì các yếu tố kỹ thuật. Hãy nghĩ về andon như một nhân tố giúp doanh nghiệp bạn chuyển đổi số, kết nối tính tương tác của các bộ phận nhịp nhàng hơn để có quy trình sản xuất trôi chảy hơn.
Không xây dựng mô hình triển khai mẫu
Ngoài mục tiêu thuyết phục đầu tư andon, một mô hình triển khai mẫu có thể giúp bạn đo lường lợi ích kinh doanh trong và sau khi triển khai. Nó hướng các cổ đông tập trung vào mục tiêu của dự án và thiết lập kỳ vọng đủ thực tế.
Bạn có muốn cải thiện thời gian sản xuất của bạn không? Hãy thêm chúng và mô hình triển khai mẫu thông qua việc định lượng những cải tiến bạn mong đợi.
Không thành lập đội quản trị dự án
Nhóm quản trị dự án andon là người sát sao và điều chỉnh quyết định phù hợp với mục tiêu của sản xuất. Trước khi triển khai andon, bạn nên thành lập đội quản trị dự án, phân công trách nhiệm cho các thành viên, từ phê duyệt yêu cầu đến giám sát triển khai, đo lường hiệu quả, giao tiếp với nhân viên,…
Nếu đội quản trị dự án của bạn có thể kiểm soát tốt dự án, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí, đảm bảo hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong triển khai.
Đặt kỳ vọng không thực tế
Hầu hết các tổ chức dành nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực cho việc triển khai andon hơn họ mong đợi. Họ hy vọng việc triển khai sẽ nằm trong tầm kiểm soát của họ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà cung cấp thường bỏ qua một số khoản chi, chẳng hạn như chi phí đào tạo vào giao tiếp trong tùy chỉnh.
Vì vậy, bạn cần xác định kỳ vọng thực tế dựa trên những kiến thức nền tảng bạn thu thập được. Bạn có thể thuê tư vấn độc lập hoặc nhà cung cấp có thể hỗ trợ bạn lập kế hoạch. Nhưng bạn vẫn phải đóng vai trò quyết định và bạn cần ghi nhớ rằng con người và quy trình chứ không phải tính năng hệ thống làm nên thành công của quá trình triển khai andon.
Tuân thủ timeline và ngân sách kỳ vọng
Ngay cả những kỳ vọng thực tế nhất cũng có thể cần điều chỉnh trong suốt dự án. Mặc dù bạn muốn bám sát ngân sách ban đầu của mình, bạn cũng nên cân nhắc về các vấn đề có thể đối mặt trong dài hạn. Trong một số trường hợp, bạn cần linh hoạt điều chỉnh timeline và ngân sách.
Thường xuyên vẽ lại quy trình sản xuất mới
Mặc dù hầu hết các quy trình hệ thống andon đều đã thiết lập trong công xưởng, bạn vẫn cần hệ thống lại quy trình và xác định đâu là quy trình cốt lõi bạn cần giữ.
Điều này nên thực hiện trước khi lựa chọn hệ thống để đảm bảo bạn không bị cuốn theo các quy trình sẵn có trên hệ thống andon mới và đánh mất bản sắc và lợi thế cạnh tranh của mình.
Bỏ qua quản lý thay đổi
Hầu hết các tổ chức không hiểu được tác động của người dùng (nhân viên sản xuất) đối với thành công của andon. Do đó, họ không đầu tư vào các hoạt động quản lý thay đổi, như giao tiếp thường xuyên.
Để tránh sai lầm này, bạn nên tập trung vào quản lý thay đổi, làm gia tăng sự đồng thuận của người dùng với hệ thống. Kế hoạch quản lý thay đổi của bạn nên bao gồm lộ trình huấn luyện và kế hoạch đào tạo về Sản xuất Tinh gọn Lean và 5S.
Cách đánh giá rủi ro triển khai andon
Tránh những sai lầm này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong triển khai andon. Tuy nhiên, việc phát hiện những sai lầm này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những lỗi nhỏ thường khó phát hiện cho đến khi chúng tích lũy thành những vấn đề lớn hơn. Nếu bạn chìm đắm vào chi tiết dự án, bạn có thể sẽ không đánh giá được rủi ro một cách khách quan.
Dưới đây là ba lời khuyên giúp bạn đánh giá rủi ro dự án:
Xác định rủi ro tiềm ẩn
Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau, do đó, bạn cần đánh giá dự án thông qua nhiều lăng kính khác nhau. Rủi ro có thể liên quan đến con người, quy trình hoặc công nghệ. Bất cứ ý kiến nào bạn thu thập được đều là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ đánh giá và phân tích toàn diện về dự án triển khai andon.
Xây dựng kế hoạch giảm thiểu rủi ro
Hầu hết các đánh giá rủi ro sẽ chỉ ra nhiều rủi ro hơn mức bạn có thể giải quyết với các nguồn lực hiện có. Trong trường hợp này, bạn cần sắp xếp các vấn đề rủi ro theo mức độ ưu tiên để tập trung vào những mối đe dọa lớn nhất đối với dự án trong thời điểm hiện tại. Đối với những rủi ro sở hữu mức độ ưu tiên cao, bạn hãy tạo một kế hoạch giảm thiểu rủi ro và kế hoạch dự phòng.
Phòng tránh thất bại trong ứng dụng andon trong sản xuất
Phát triển một kế hoạch dự án kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa thất bại về ứng dụng andon trong sản xuất.
Thậm chí, ngay cả với một kế hoạch hiệu quả, bạn vẫn sẽ vướng phải các rắc rối. Vì vậy, công đoạn đánh giá rủi ro là bước không thể thiếu trong triển khai andon. Bạn càng sớm phát hiện ra các rủi ro, bạn càng có nhiều cơ hội điều chỉnh kế hoạch dự án của mình để giảm thiểu tối đa các rủi ro này.
Để xác định và đánh giá rủi ro hiệu quả, bạn có thể tìm đến andon adsun chúng tôi để được nhận tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm.