Logistics là gì? Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp

Andon Adsun
Chuyên cung cấp giải pháp quản lý sản xuất
Tin mới đăng
Nội dung chính

Bạn có bao giờ tò mò về thuật ngữ “logistics” trong ngành kinh doanh và thương mại? Nếu vậy, hãy cùng tìm hiểu về nghĩa của nó và vai trò quan trọng mà logistics đóng góp vào hoạt động kinh doanh. Logistics là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng để chỉ quá trình quản lý và điều hành một hệ thống hoạt động liên quan đến di chuyển, lưu trữ và xử lý hàng hóa một cách hiệu quả.

Từ việc vận chuyển hàng hóa, quản lý kho, đóng gói, cho đến việc theo dõi thông tin và quản lý rủi ro, logistics đảm bảo rằng mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả. Với vai trò quan trọng của mình, logistics giúp tối ưu hóa quy trình cung ứng, đảm bảo hàng hóa và dịch vụ được cung cấp đúng thời gian, địa điểm và điều kiện, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong bài viết này Andon Adsun giới thiệu thêm về logistics và tầm quan trọng của nó trong hoạt động kinh doanh!

giai phap he thong andon

Logistics là gì?

Khái niệm Logistics là gì

Theo Điều 233 Luật thương mại năm 2005 nói rằng:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Hiện nay, ngay tại VN, hầu hết những nhà chuyên môn đều đồng ý rằng dùng từ “hậu cần” để giải thích cho logistics là gì vẫn chưa thực sự nhận thức được đầy đủ ý nghĩa về từ logistics hiện đại, do vậy giải pháp là hãy cứ để nguyên từ logistics trong ngôn ngữ nước ta, giống như một số từ khác như marketing, container…

Vì thế, thuật ngữ Logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”

Logistics la gi
Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là những thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng thực sự đề cập đến hai khía cạnh của quy trình.

Logistics đề cập đến những gì xảy ra trong một công ty, bao gồm cả việc mua và giao nguyên liệu, đóng gói, vận chuyển và vận chuyển hàng hóa đến các nhà phân phối,….

Trong khi quản lý chuỗi cung ứng đề cập đến một mạng lưới lớn hơn các tổ chức bên ngoài làm việc cùng nhau để cung cấp sản phẩm cho khách hàng, bao gồm các nhà cung cấp, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, trung tâm cuộc gọi, nhà cung cấp kho hàng và những người khác.

Xem thêm: Hiệu suất OTIF là gì? Cách cải thiện hiệu suất OTIF

Ví dụ thực tiễn về Logistics

Với sự gia tăng của nhu cầu đặt hàng trực tuyến trên toàn cầu và tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, logistics đã trở thành một trong những ngành phát triển nhanh nhất và được quan tâm nhiều nhất thế giới.

Nhiều tổ chức đã ra đời để đáp ứng với sự chuyển đổi liên tục của logistics, nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng theo những cách không thể tưởng tượng được.

Một bậc thầy nổi tiếng nhất trong lĩnh vực Logistics là gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon. Mặc dù Amazon ban đầu được thành lập như một thị trường trực tuyến cho sách, công ty đã trở thành một cái tên quen thuộc trên toàn cầu, thay đổi cách thức vận chuyển và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Amazon đã trở nên nổi tiếng với các chiến lược Logistics tinh gọn của mình, chiến lược này được thực hiện nhờ mạng lưới các trung tâm phân phối, phân loại và vận chuyển toàn cầu của công ty.

Mô hình giao hàng trong ngày và ngày hôm sau của Amazon dựa trên một khuôn khổ hậu cần tinh vi. Sản phẩm được chuyển đến các trung tâm thực hiện của công ty trước khi chuyển đến các trung tâm phân loại. Sau khi hàng hóa được đưa qua các trung tâm phân loại của Amazon, chúng sẽ được đưa lên nhiều phương thức vận chuyển, có thể bao gồm đội xe tải và máy bay giao hàng của riêng công ty.

amazon thiet lap mang luoi van chuyen hang hoa
Amazon là đơn vị thiết lập mạng lưới vận chuyển lớn nhất thế giới

Các loại hình dịch vụ Logistics

Theo Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, dịch vụ logistic được cung cấp bao gồm:

  1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay
  2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
  3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
  4. Dịch vụ chuyển phát.
  5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
  6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
  7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
  8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
  9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
  10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
  11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
  12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
  13. Dịch vụ vận tải hàng không.
  14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
  15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
  16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
  17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
cac loai hinh van tai logistics
Các loại hình vận tải logistics

Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế quốc gia

Đối với kinh tế quốc dân

Có thể nói không ngoa rằng Logistics chính là ngành “đầu tàu” của nền kinh tế, là “tiền đề” cho sự phát triển của rất nhiều ngành khác, các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, sản xuất, xây dựng,…. Chỉ có thể phát triển đồng bộ và thông suốt nếu chuỗi logistics hoạt động liên tục.

Logistics là yếu tố thúc đẩy dòng chảy của các giao dịch kinh tế và cũng là một hoạt động quan trọng đối với  hầu hết các hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, vai trò của logistics đối với nền kinh tế ngày càng được quan tâm phát huy.

Tại nhiều quốc gia, Logistics được xem là cơ sở của các hoạt động kinh tế của sản xuất, kinh doanh và phân phối nhằm kết nối chặt chẽ giữa chúng với nhau.

Nếu những hoạt động này diễn ra suôn sẻ thì nó sẽ khuyến khích sự phát triển của ngành sản xuất và nếu dừng lại thì nó sẽ hạn chế thương mại. giữa các khu vực và nước sở tại, có tác động tiêu cực đến toàn bộ sản xuất và đời sống.

Vì vậy khi hiệu quả của hoạt động logistics trong nền kinh tế bị ảnh hưởng. Nền kinh tế được cải thiện một phần sẽ  nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội.

Ngoài việc cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả, việc tối ưu hóa chi phí Logistics cũng là một điều được các quốc gia phát triển rất lưu tâm.

Hiện nay, ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, chi phí logistics chiếm 10-13% GDP; đối với những nước đang phát triển thì khoảng 15% – 20% GDP, Việt Nam là 25% GDP, với nước kém phát triển tỷ lệ này có thể lên đến hơn 30% GDP2.

Có thể thấy chi phí logistics chiếm một khoản không nhỏ đối với nền kinh tế, nó tác động tới hàng loạt các hoạt động kinh tế khác.

Một khi logistics được phát triển, đảm bảo về thời gian, chất lượng và tối ưu chi phí, các hoạt động kinh tế đi kèm khác cũng giảm chi phí, giảm giá thành và nâng cao được chất lượng và sản lượng.

Như vậy, logistics là một chuỗi các hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hỗ trợ cho luồng chu chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, phân phối hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ.

Do đó, nền kinh tế quốc dân chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng và được tối ưu hóa hết mức.

vai tro cua logistics
Vai trò của logistics với kinh tế quốc dân

Đối với doanh nghiệp

Logistics giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán đầu vào nguyên vật liệu đến đầu ra sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Logisics giúp giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí sản phẩm, tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh.

Không chỉ có vậy, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh và marketing. Bằng cách đưa sản phẩm đến đúng lúc, đúng điểm mà khách hàng đang có nhu cầu nhất, làm thỏa mãn nhanh chóng nhiều khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.

Khi thị trường toàn cầu ngày một phát triển, logistics đóng một vai trò lớn trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp nào xây dựng được một hệ thống quản lý logistics hiệu quả, doanh nghiệp đó thắng.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã hiểu được tầm quan trọng của logistics và bằng cách tập trung xây dựng, phát triển chiến lược hoạt động logistics mà có những thành công lớn, đơn cử như Tập đoàn Amazon.

Bên cạnh đó, cũng có không ít doanh nghiệp phải điêu đứng chỉ vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics. Vì thế vấn đề hoạt động Logistics là điều đáng quan tâm mà các doanh nghiệp lớn, nhỏ không nên bỏ sót.

Chia sẻ:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Liem Nguyen
Liem Nguyen
Xin chào tôi làm Liêm Nguyễn - với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị sản xuất. Tôi yêu thích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người, giúp họ hiểu rõ hơn về những phương pháp, mô hình quản lý đặc biệt là hệ thống andon. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ bạn hiểu hơn về hệ thống andon, hệ thống quản trị giúp doanh nghiệm của bạn phát triển trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên quan khác
Gửi thông tin yêu cầu tư vấn
Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn.