Chuyển đổi số là gì? Tại sao cần phải chuyển đổi số?

Andon Adsun
Chuyên cung cấp giải pháp quản lý sản xuất
Tin mới đăng
Nội dung chính

Chuyển đổi số hiện đang là mục tiêu được quan tâm hàng đầu hiện nay tại các doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả Chính Phủ Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến chủ đề này trong thời đại công nghiệp 4.0 ngày nay. Khó có được một định nghĩa rõ ràng và cụ thể về chuyển đổi số, bởi vì quá trình áp dụng tại mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt ở từng lĩnh vực khác nhau.

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam, khái niệm chuyển đổi số mới chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây với nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau. Trong bài viết này, Andon Adsun giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất.

Chuyển đổi số là gì ?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

Nhưng để nói một cách chính xác và dễ hiểu hơn thì đây là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc này cũng thúc đẩy sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi, thử nghiệm cái mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.

Không chỉ có ứng dụng vào doanh nghiệp và các cơ sở, nhà máy sản xuất, hiện nay chuyển đổi số cũng đóng vai trò cực kì quan trong ở các lĩnh vực khác như chỉnh phủ, khoa học, y tế v.v…

Sự khác nhau giữa Chuyển đổi số và Số hóa

Ở Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Vì vậy nên bản thân nó dễ bị nhầm lẫn là Số hóa.

Có thể hiểu rằng, số hóa là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính) trong khi đó, Chuyển đổi số là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”

Có thể lấy ví dụ Grab trong việc xây dựng ứng dụng gọi xe. Những gì người dùng thấy trên màn hình điện thoại đơn giản là một chu trình đặt xe và hoàn thành chuyến đi của khách và tài xế, nhưng ẩn sâu là cả một hệ thống phức tạp. Công ty phải phân tích khối lượng dữ liệu lớn liên quan tới thói quen lái xe của tài xế, nhu cầu của người dùng, tính năng tạo sẵn cung đường, điều hướng thời gian thực… Từ dịch vụ đặt xe, công ty đã mở rộng thêm nhiều sản phẩm khác như giao hàng, mua đồ ăn…

Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số

Không phải chạy theo xướng thế giới mà việc chuyển đổi số thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho việc điều hành và phát triển công ty.

Những lợi ích của chuyển đổi số thể hiện ở nhiều mặt như: giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, nhờ hệ thống báo cáo kịp thời giúp lãnh đạo công ty có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp tăng sự cạnh tranh trên thị trường, uy tín doanh nghiệp được củng cố.

Giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động:

Công nghệ số giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động của mình.

Việc lưu trữ dữ liệu có thể được giải quyết bằng điện toán đám mây và có thể được quản lý bởi các nhà cung cấp bên ngoài. Điều này giúp nhân viên của doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các dự án, công việc khác mang lại nhiều giá trị kinh doanh hơn và bớt lo lắng về việc lưu trữ dữ liệu.

Nhìn chung, bằng việc ứng dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể tự động hóa các tác vụ và quy trình mà trước đây được thực hiện theo cách thủ công và rất tốn thời gian, ví dụ: Thu thập dữ liệu khách hàng, quản lý tài chính, quản trị công việc, nhân sự, lập báo cáo,…

Điều này sẽ có tác động tích cực đến năng suất và cải thiện sự hài lòng của nhân viên, vì họ sẽ không còn phải thực hiện các nhiệm vụ đơn điệu và sẽ có thể sử dụng tốt hơn các kỹ năng của mình.

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng:

Ngày nay, khách hàng luôn có rất nhiều sự lựa chọn bên ngoài. Vậy nên, các doanh nghiệp ngoài việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mà còn cung cấp thêm các tương tác và trải nghiệm giúp làm hài lòng khách hàng và thúc đẩy lòng trung thành của thương hiệu. Ví dụ về việc mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử như Lazada hay Tiki hoặc Shoppe, các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện nay 91% khách hàng mua hàng từ các thương hiệu gọi tên họ, biết lịch sử mua hàng và đưa ra các đề xuất sản phẩm dựa trên sở thích của họ. Nói ngắn gọn – khách hàng yêu cầu cá nhân hóa và nó không thể đạt được nếu không sử dụng kỹ thuật số.

Công nghệ kỹ thuật số có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dữ liệu lịch sử của khách hàng, bao gồm các tương tác, sở thích và mức độ tương tác của họ.

Hơn nữa, họ cung cấp các phương tiện để phân tích dữ liệu này nhanh chóng nhằm cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp:

Có một điều chắc chắn rằng chuyển đổi số không còn là vấn đề của sự chọn lựa mà doanh nghiệp cần phải chuyển đổi số để tiếp tục sống sót trong kỷ nguyên 4.0 phát triển không ngừng, đây là điều cần thiết để duy trì tính cạnh tranh.

Các công cụ công nghệ 4.0 được xây dựng để đáp ứng nhu cầu hiện đại của khách hàng và các công ty cần tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao trải nghiệm và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong hiện tại và tương lai. Các doanh nghiệp phải lựa chọn công nghệ phù hợp để đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của mình và làm hài lòng khách hàng.

Thông tin dữ liệu được cung cấp một cách chi tiết đến tất cả các nhân viên.

Chuyển đổi số giúp nhân sự trong doanh nghiệp có quyền truy cập vào lượng dữ liệu khổng lồ. Họ có thể theo dõi tất cả các loại chỉ số, như hiệu quả của quy trình, tỷ lệ chuyển đổi kênh, giá trị lâu dài của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều chỉ số khác. Lãnh đạo công ty cũng không cần phải chờ đợi nhân viên của mình gửi báo cáo mà thay vào đó họ có thể truy cập vào hệ thống báo cáo và tự xem xét các dữ liệu đó,

Điều này không chỉ cho phép doanh nghiệp sắp xếp dữ liệu của mình một cách trực quan và dễ dàng truy cập mà còn cho phép đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác, nhanh chóng hơn.

Tăng cường liên kết giữa các phòng ban

Có một thực tế rằng giữa các phòng ban trong một doanh nghiệp luôn có một khoảng cách vô hình và thậm chí là không có sự liên kết thông tin giữa các phòng ban với nhau. Chính điều này khiến cho công việc thường xuyên bị tắc nghẽn không rõ nguyên nhân, dẫn đến nhiều tác động xấu lên hoạt động của doanh nghiệp: phục vụ khách hàng chậm hơn, bán được ít hàng hơn, doanh thu đi xuống v.v….

Không chỉ là một khái niệm chuyển đổi số đơn giản, mà nó còn có thể tạo ra một nền tảng kết nối được tất cả các phòng ban nội bộ lại với nhau, cho phép nhân sự giữa các bộ phận trong toàn bộ công ty giao tiếp tốt và thường xuyên hơn. Nhờ việc sử dụng các nền tảng quản trị doanh nghiệp tự động, các phòng ban có thể dễ dàng chia sẻ tất cả các loại thông tin, tài liệu dễ dàng bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Nhờ đó giúp cải thiện khả năng cộng tác.

Tóm lại, việc chuyển đổi số là bắt buộc phải làm đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nó giúp cho việc vận hành, quản lý và giám sát một cách đơn giản và tối ưu nhất.

Chia sẻ:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Liem Nguyen
Liem Nguyen
Xin chào tôi làm Liêm Nguyễn - với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị sản xuất. Tôi yêu thích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người, giúp họ hiểu rõ hơn về những phương pháp, mô hình quản lý đặc biệt là hệ thống andon. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ bạn hiểu hơn về hệ thống andon, hệ thống quản trị giúp doanh nghiệm của bạn phát triển trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên quan khác
Gửi thông tin yêu cầu tư vấn
Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn.