Hệ thống giám sát sản xuất ngày càng được nhiều công ty sử dụng trong việc vận hành quản lý các dây chuyền sản xuất. Vậy hệ thống giám sát sản xuất là gì và lợi ích của hệ thống giám sát đối với doanh nghiệp sản xuất như thế nào? Hãy cùng Andon Adsun đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Hệ thống giám sát sản xuất trong nhà máy là gì?
Hệ thống giám sát sản xuất được thiết kế nhằm kiểm soát những chi tiết, công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất. Hệ thống giám sát hoạt động dựa trên thời gian làm việc thực tế. Vì vậy nó có khả năng cảnh báo chính xác tức thời khi có những sự cố xảy ra làm gián đoạn quá trình sản xuất như: Máy móc sản xuất, thiết hụt vật liệu, sản phẩm kém chất lượng,…
Một hệ thống giám sát cơ bảng thường bao gồm:
- Hệ thống nút, hệ thống tiếp nhận thông tin dữ liệu từ máy đo, các máy gia công, máy lắp ráp tự động.
- Hệ thống kết nối có dây, internet, không dây, bluetooth,…. và được xử lý bởi phần mền của đơn vị cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất.
- Thiết bị theo dõi tin hiệu từ hệ thống gửi về.
Hệ thống giám sát sản xuất là gì
Nguyên lý hoạt động của hệ thống giám sát
Hệ thống giám sát là một tập hợp các công cụ, thiết bị, phần mềm và quy trình được sử dụng để giám sát và theo dõi các hoạt động, sự kiện, trạng thái và dữ liệu của một hệ thống hoặc quy trình nào đó. Nguyên lý hoạt động của hệ thống giám sát thường bao gồm các bước sau:
- Thu thập dữ liệu: Hệ thống giám sát sẽ thu thập thông tin từ các thiết bị, phần mềm và cơ sở dữ liệu để đánh giá trạng thái và hoạt động của hệ thống.
- Phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích để tìm ra các vấn đề hoặc xu hướng. Các kỹ thuật phân tích dữ liệu có thể sử dụng để xác định các sự cố và giải pháp phù hợp.
- Cảnh báo: Khi hệ thống giám sát phát hiện ra một vấn đề hoặc sự cố, nó sẽ cảnh báo cho người quản lý hoặc tự động thực hiện các hành động cần thiết để giải quyết vấn đề.
- Bảo mật: Hệ thống giám sát cần đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu được thu thập và xử lý. Nó cũng cần đảm bảo tính bảo mật của hệ thống được giám sát.
- Quản lý: Hệ thống giám sát cần được quản lý và bảo trì để đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy. Các kỹ thuật và công nghệ mới cần được áp dụng để giữ cho hệ thống luôn hiệu quả.
Các nguyên lý hoạt động này cũng có thể được áp dụng vào các hệ thống giám sát khác nhau, bao gồm giám sát mạng, giám sát ứng dụng, giám sát hệ thống điện và giám sát môi trường.
Ưu điểm của hệ thống giám sát sản xuất
Tiết kiệm thời gian lưu dữ liệu
Việc hoạt động một các tự động mà không phải ghi chép bằng tay đã giúp doanh nghiệp tiếp kiện được thời gian lưu trữ cũng như vận hành hệ thống sản xuất. Chúng được kết nối với nhau thông qua mạng Lan hay internet và được lưu trữ trực tiếp trên server hay ở cứng của máy tính. Từ đó khi cần trích xuất dữ liệu gì cũng đều dễ dàng và nhanh chóng.
Dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố
Mọi hoạt động đều được diễn ra một cách tự động với thời gian thực. Chính vì thế, khi một lỗi phát sinh xảy ra cũng đều được hệ thống ghi nhận và chuyền dữ liệu về máy chủ thông qua hệ thống mạng LAN. Từ đó, người quản lý có thể theo dõi trực tiếp trên màn hình thiết bị và đưa ra hướng xử lý một cách kịp thời.
Ưu điểm của hệ thống giám sát sản xuất trong doanh nghiệp
Lợi ích của hệ thống giám sát trong nhà máy
- Kiểm soát sự cố dễ dàng hơn thông qua hệ thống giám sát thời gian thực.
- Giúp người quản lý và công nhân nắm bắt được năng suất từ đó có thể điều chỉnh được tiến độ sản xuất cho phù hợp.
- Hiện thị thông tin một cách tức thời và trực quan hơn.
- Lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu để báo cáo và in ấn.
- Giúp quản lý lượng lớn thông qua mạng Lan hoặc internet.
- Quản lý chất lượng sản phẩm, báo cáo sự cố nhanh và chính xác hơn.
Tại sao nên áp dụng hệ thống giám sát sản xuất trong nhà máy
Hệ thống giám sát sản xuất là một công cụ quan trọng để quản lý và tăng cường hiệu suất sản xuất trong các nhà máy và các quy trình sản xuất khác. Dưới đây là một số lý do tại sao nên áp dụng hệ thống giám sát sản xuất trong nhà máy:
- Tăng năng suất và giảm thời gian dừng máy: Hệ thống giám sát sản xuất giúp nhận biết các vấn đề và sự cố trên các thiết bị và quy trình sản xuất. Khi được cảnh báo sớm về sự cố, người quản lý có thể đưa ra biện pháp khắc phục để giảm thời gian dừng máy và tăng năng suất sản xuất.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Hệ thống giám sát sản xuất cung cấp thông tin chi tiết về các quy trình sản xuất, giúp người quản lý xác định các vấn đề và điểm yếu của quy trình. Dựa trên thông tin này, họ có thể tối ưu hóa quy trình để tăng năng suất và giảm chi phí.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Hệ thống giám sát sản xuất cung cấp dữ liệu về chất lượng sản phẩm. Điều này giúp nhận ra các vấn đề và lỗi sản xuất, từ đó người quản lý có thể thực hiện các biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
- Tăng tính an toàn cho công nhân: Hệ thống giám sát sản xuất giúp người quản lý và nhân viên sản xuất nhận biết các vấn đề an toàn trong quá trình sản xuất, từ đó có thể đưa ra biện pháp để giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân.
- Tăng tính minh bạch và hiệu quả quản lý: Hệ thống giám sát sản xuất cung cấp dữ liệu thống kê và phân tích về quá trình sản xuất. Điều này giúp người quản lý hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất, từ đó đưa ra quyết định quản lý hợp lý và tăng tính minh bạch trong quá trình quản lý.
Trên đây là những thông tin về hệ thống giám sát sản xuất mà Andon Adsun chia sẻ đến quý khách hàng, độc giả. Hi vọng, với những kiến thức này sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống giám sát vào quá trình sản xuất doanh nghiệp.