Lean là một phương pháp quản lý sản xuất được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Nó tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách loại bỏ các hoạt động không cần thiết, tăng cường năng suất và giảm thiểu lãng phí. Lean là một phương pháp quản lý sản xuất được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Nó tập trung vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách loại bỏ các hoạt động không cần thiết, tăng cường năng suất và giảm thiểu lãng phí.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp Lean và các công nghệ áp dụng trong sản xuất để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Lean đối với hoạt động sản xuất hiện nay.
Lean là gì?
Lean là phương pháp hoặc công cụ làm việc giúp giảm lãng phí, đồng thời tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Lean (Tinh gọn) là phương pháp cải tiến có hệ thống, liên tục và tập trung vào việc tạo thêm giá trị cho khách hàng cùng lúc với việc loại bỏ các lãng phí (wastes) trong quá trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ của một tổ chức, từ đó giúp cắt giảm chi phí (đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận), tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ, đồng thời tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt các yêu cầu không ngừng biến động và ngày càng khắt khe của khách hàng.
Theo nguyên lý trên, Lean tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các lãng phí vật chất, các hoạt động không tạo thêm giá trị (Non Value-Added) cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức.
Xem thêm: Hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp: Phân loại và yêu cầu
Triết lý hoạt động tổng quan về Lean
– Lean là 1 hành trình, không phải là đích đến.
– Bạn sẽ không bao giờ đạt được 100% Lean.
– Lean là 1 hệ tư tưởng, phương pháp, không phải là 1 vật chất hữu hình.
– Lean cũng đề cập đến tầm quan trọng của sự quan tâm chi tiết từ lãnh đạo.
Mục tiêu chính của Lean
Mục tiêu chính và quan trọng nhất của Lean là loại bỏ lãng phí. Tất cả các giải pháp, nguyên lý hoạt động trong hệ thống này đều xoay quanh việc loại bỏ lãng phí.
Trong sản xuất, mục tiêu tổng quan về Lean là để giải quyết các vấn đề sau:
- Với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.
- Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất. Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;
- Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả
- Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng
8 loại lãng phí chính trong Lean
Trong hệ thống sản xuất của Toyota mà Taiichi Ohno (Giám đốc điều hành tập đoàn Toyota, 1912-1990) đã đề cập cụ thể 7 loại lãng về cả nguồn lực lẫn quy trình mà không mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng. 7 loại lãng phí này là:
- Lãng phí do sản xuất dư thừa (Over production);
- Lãng phí do tồn kho (Inventory waste);
- Lãng phí vận chuyển (Conveyone waste);
- Lãng phí do khuyết tật sản phẩm (Defect waste);
- Lãng phí quá trình (Processing waste);
- Lãng phí trong hoạt động (Operation waste);
- Lãng phí về thời gian vô ích (Idle time);
- Ngoài ra, ta còn có thêm Lãng phí nguồn nhân lực (Non Utilized People): Đây là loại lãng phí thứ 8 mới được các chuyên gia bổ sung thêm trong thập niên 90 khi nhận ra các doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề về không phát huy được tài năng và sự sáng tạo của nhân viên.
5 Nguyên Tắc Chính của Lean
Các nguyên tắc chính trong Lean có thể được tóm tắt như sau:
Xác định giá trị từ góc nhìn của khách hàng
Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng.
Tạo ra những thứ khách hàng cần chứ không phải bán những gì ra có. Nói cách khách công ty phải hiểu khách hàng cần chính xác những gì và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn
Ngoài ra, bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ.
Xây dựng sơ đồ dòng giá trị
Nguyên tắc này cần phải kết hợp việc xây dựng hệ thống thu nhập và phân tích luồng thông tin, hoặc nắm rõ cácvật tư cần thiết để sản xuất một sản phẩm cụ thể, hoặc một dịch vụ cụ thể. Từ đó, ta có thể phân tích, nhận diện được các lãng phí và loại bỏ nó.
Tạo ra dòng chảy liên tục
Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc.
Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
Tạo ra dòng chảy rất quan trọng để thấy được sự lãng phí và loại bỏ nó. Sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào việc loại bỏ sự gián đoạn trong quá trình sản xuất.
Thiết lập sản xuất kéo “Pull Production” – Hệ thống sản xuất theo nhu cầu
Sản xuất kéo Pull Production chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
Sản xuất tinh gọn dựa trên lực kéo từ các đơn hàng rồi dẫn mới dẫn đến hoạt động sản xuất, không có gì được mua hoặc sản xuất trước, mọi việc chỉ bắt đầu khi nhận đơn đặt hàng. Điều này yêu cầu tinh thần luôn sẵn sàng, tính linh động cao và kết nối tốt.
Liên tục cải tiến – Kaizen
Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục.
Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất. Trong đó việc tìm ra gốc rễ vấn đề và có biện pháp khắc phục, ngăn chặn triệt để, tránh lặp lại là một việc quan trọng phải thực hiện xuyên suốt và tìm cách hoàn thiện cho ngày một tốt hơn.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thề về Tổng Quan Về Lean – Mô Hình Hệ Thống Sản Xuất Tinh Gọn.