OEE là gì? Cách tính chỉ số OEE trong sản xuất

Andon Adsun
Chuyên cung cấp giải pháp quản lý sản xuất
Tin mới đăng
Nội dung chính

OEE là gì? Tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và cách tính chỉ số OEE trong sản xuất. Một chỉ số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá và cải tiến hoạt động của doanh nghiệp sản xuất.

OEE là gì?

Trước hết, OEE là viết tắt của từ tiếng Anh “overall equipment effectiveness” – tạm dịch hiệu suất thiết bị tổng thể là chỉ số chính yếu để đo lường năng suất trong các nhà máy sản xuất theo quy trình.

OEE được đo bằng tỷ lệ phần trăm, do đó, một hạng mục thiết bị có điểm OEE là 100% đồng nghĩa với khả năng hoạt động tối đa, không có bất kỳ thời gian ngừng hoạt động nào ngoài kế hoạch; cung cấp sản phẩm nhanh nhất có thể; và sản phẩm luôn có chất lượng tốt, đạt yêu cầu.

OEE đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu sản xuất tinh gọn.

Chỉ số OEE là gì?

Chỉ số OEE là gì?

OEE giúp các nhà máy sản xuất như thế nào?

Đối với quản lý:

Các nhà máy sản xuất sử dụng chỉ số OEE để giúp họ luôn cải thiện hiệu quả và năng suất của nhà máy. OEE là thước đo cơ bản & quan trọng cho các nhà quản lý để theo dõi tiến độ, loại bỏ lãng phí và xác định tổn thất trong các hoạt động phức tạp của nhà máy sản xuất theo quy trình.

Đối với nhân viên / công nhân:

Với sự trợ giúp của các thước đo OEE, nhân viên của nhà máy có thể xác định các tài sản (thiết bị máy móc, cơ sở vật chất) hoạt động kém hiệu quả và điều tra nguyên nhân. Xếp hạng của chỉ số OEE cũng có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn để so sánh với các tiêu chuẩn công nghiệp, các tài sản khác của nhà máy hoặc giữa các thời kỳ hoạt động khác nhau.

OEE chủ yếu được sử dụng để giảm những điều tiêu cực sau trong nhà máy sản xuất:

  • Hỏng hóc thiết bị
  • Thiết lập và điều chỉnh thiết bị
  • Chạy không tải và thời gian chết (downtime)
  • Sản xuất chậm
  • Quy trình lỗi
  • Năng suất kém
  • Chất lượng kém

=>>> Xem thêm:

Hệ thống andon là gì? Vai trò của hệ thống andon trong sản xuất

Hệ thống giám sát sản xuất trong nhà máy

Các mức OEE phổ biến

OEE bao nhiêu là tốt, và bao nhiêu là cần cải thiện? Dưới đây là một số mức đánh giá chỉ số OEE phổ biến.

  • 100% – sản xuất hoàn hảo: toàn bộ sản phẩm đều đạt chất lượng, tốc độ sản xuất đạt 100%, không có thời gian dừng (downtime).
  • 85% – được coi là đẳng cấp thế giới. Đối với nhiều công ty, đó là một mục tiêu dài hạn phù hợp.
  • 60% – phổ biến và khá điển hình ở đa số nhà máy sản xuất, nhưng cho thấy rằng vẫn cần cải thiện để đạt năng suất tốt hơn.
  • 40% – hoàn toàn không phải là hiếm đối với các doanh nghiệp sản xuất mới bắt đầu theo dõi và cải thiện hiệu suất sản xuất của họ. Đây là một điểm số OEE thấp và trong hầu hết các trường hợp có thể dễ dàng cải thiện thông qua các biện pháp đơn giản (ví dụ: bằng cách theo dõi lý do thời gian dừng, giải quyết các nguyên nhân chủ yếu gây nên thời gian chết).

OEE là gì trong sản xuất?

Cách tính chỉ số OEE

Cách phổ biến để tính toán OEE là theo dõi 3 chỉ số:

  • Tính khả dụng
  • Hiệu suất
  • Chất lượng

Tính khả dụng

Tính khả dụng xem xét cả thời gian đáp ứng sản xuất của máy móc thiết bị, có thể đáp ứng tốt so với thời gian sản xuất theo kế hoạch và thời gian mất khả năng sản xuất, gồm tất cả các sự kiện làm ngừng sản xuất theo kế hoạch trong một khoảng thời gian đáng kể (thường là vài phút hoặc lâu hơn) do thiếu nguyên liệu, hư hỏng máy móc, cần bảo trì, sự cố kỹ thuật, …

Tính khả dụng được tính bằng tỷ lệ giữa thời gian máy chạy trên thời gian sản xuất dự kiến, trong đó thời gian máy chạy chỉ đơn giản là thời gian sản xuất theo kế hoạch trừ thời gian dừng:

Tính khả dụng = Thời gian chạy / Thời gian sản xuất dự kiến

Hiệu suất

Hiệu suất có tính đến giảm hiệu hiệu suất , bao gồm tất cả các yếu tố khiến máy móc sản xuất hoạt động ở tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa có thể chạy hoặc dừng chạy (downtime).

Hiệu suất được tính bằng tỷ lệ giữa thời gian chạy ròng so với thời gian chạy. Trong thực tế, nó được tính như sau:

Hiệu suất = (Thời gian chu kỳ lý tưởng x Tổng số sản phẩm) / Thời gian chạy

Thời gian chu kỳ lý tưởng là thời gian nhanh nhất có thể về mặt lý thuyết để sản xuất một sản phẩm. Do đó, khi nó được nhân với tổng số, kết quả là thời gian chạy thực – thời gian lý thuyết nhanh nhất có thể để sản xuất tổng số lượng sản phẩm.

MỤC GIÁ TRỊ GIẢI TRÌNH
Thời gian chu kỳ lý tưởng 1 phút Lý thuyết thời gian nhanh nhất để sản xuất 1 sản phẩm.
Tổng số 300 Tổng số lượng sản phẩm được sản xuất trong ca này.
Thời gian chạy 330 phút Thời gian chạy của ca này
Hiệu suất 90,9% (Thời gian chu kỳ lý tưởng x Tổng số) / Thời gian chạy = (1 x 300) / 330

Chất lượng

Chỉ số chất lượng giúp đánh giá khả năng đạt yêu cầu của sản phẩm, xem xét đến số lượng các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm cả các sản phẩm được làm lại sau đó.

Chất lượng = Số lượng sản phẩm tốt / Tổng số sản phẩm

Công thức tính OEE

OEE tính đến tất cả các tổn thất (thời gian dừng, giảm hiệu suất và giảm chất lượng), giúp cho việc đo lường thời gian sản xuất thực sự hiệu quả. Công thức tính OEE:

OEE = Tính khả dụng x Hiệu suất x Chất lượng

Sản xuất hoàn hảo

Nếu điểm OEE = 100%, có nghĩa là việc sản xuất chạm mốc hoàn hảo: chỉ sản xuất các sản phẩm tốt đạt chất lượng, tốc độ sản xuất nhanh tối đa và không có thời gian dừng.

  • Chỉ sản xuất các sản phẩm tốt: có nghĩa là điểm chất lượng là 100%
  • Tốc độ sản xuất tối đa: có nghĩa là điểm hiệu suất là 100%
  • Không có thời gian dừng: có nghĩa là điểm khả dụng là 100%

Cách tính chỉ số OEE trong sản xuấtCách tính chỉ số OEE trong sản xuất

Từ chỉ số OEE và 3 chỉ số thành phần gồm tính khả dụng, hiệu suất và chất lượng các cấp quản lý và bộ phận kế hoạch sẽ có được đánh giá tổng quan về tình trạng hoạt động của dây chuyền sản xuất. Từ đó, cùng các bộ phận liên quan có thể triển khai kế hoạch cải tiến, nâng cao năng suất hoạt động ở những công đoạn, vị trí kém hiệu quả.

Lợi ích của OEE trong sản xuất

Là một tiêu chuẩn và cơ sở chính để đo lường hiệu quả và năng suất, OEE giúp các nhà máy sản xuất quy trình đạt được mục tiêu sản xuất tinh gọn của họ. Với sự trợ giúp của các thước đo OEE, các nhà máy sản xuất có thể thúc đẩy doanh thu và tăng lợi nhuận.

Chia sẻ:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Liem Nguyen
Liem Nguyen
Xin chào tôi làm Liêm Nguyễn - với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị sản xuất. Tôi yêu thích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người, giúp họ hiểu rõ hơn về những phương pháp, mô hình quản lý đặc biệt là hệ thống andon. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ bạn hiểu hơn về hệ thống andon, hệ thống quản trị giúp doanh nghiệm của bạn phát triển trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên quan khác
Gửi thông tin yêu cầu tư vấn
Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn.