Lean Manufacturing là gì? Ưu nhược điểm của sản xuất tinh gọn

Andon Adsun
Chuyên cung cấp giải pháp quản lý sản xuất
Tin mới đăng
Nội dung chính

Nắm bắt và hiểu rõ những nhược điểm của Lean Manufacturing là bí quyết để hoàn thiện mô hình Lean trong kinh doanh. Vậy lợi ích và nhược điểm của Lean Manufacturing là gì? Có thật Lean là một mô hình quản trị hoàn hảo? Hãy cùng Andon Adsun tìm hiểu những vấn đề của mô hình Lean để bạn có thể có những điều chỉnh thích hợp khi ứng dụng mô hình này cho doanh nghiệp.

Sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing là gì?

Lean Manufacturing là gì? Lean Manufacturing và một số thay đổi do nó đặt ra có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất nếu không áp dụng đúng, đồng thời một vài phương diện của Lean Manufacturing không thể áp dụng cho mọi công ty. Nhưng trong một thăm dò gần đây được đăng trên IndustryWeek, có khoảng 36% các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai Lean.

Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền mạch. Vậy còn Lean Manufacturing là gì:

Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu xuất hiện năm 1990, trong cuốn “The Machine that Changed the World”. Nó được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh.

Các cấp độ khác nhau bao gồm: lean manufacturing (sản xuất tinh giản), lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn). Sau thành công rực rỡ của công ty TOYOTA nhờ TPS  (Toyota Production System), các học giả người Mỹ, những người đã từng làm việc lâu năm trong các công ty của hãng Toyota dùng nó làm cơ sở để viết nên triết lý “Sản xuất Lean” hay “Sản xuất tinh gọn” cho tất cả các ngành kinh doanh khác.

Mục tiêu của Lean Manufacturing

  • Với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.
  • Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất. Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;
  • Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả
  • Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng

Lợi ích của Lean Manufacturing

Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ

Nhờ hợp lý hóa các quá trình giá tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (set-up time) và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau (change-over time).

Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình

Do tồn kho quá mức cần thiết, kể cả tồn kho bán thành phẩm dang dở giữa các công đoạn (WIP/ Work-In-Process) lẫn thành phẩm nhờ vận dụng nguyên lý JIT. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng. Thông qua các công cụ hữu ích như TPM (Total Productive Maintenance – Duy trì năng suất tổng thể), bố trí sản xuất theo mô hình tế bào (Cell Manufacturing).

Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt

Đồng thời giảm thiểu áp lực lên các nguồn lực đầu vào (con người, thiết bị) trước các yêu cầu đa dạng của thị trường thông qua thực hành cân bằng sản xuất (level loading) mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất. Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo.

Khi thời gian sản xuất (lead time) và thời gian chu trình (cycle time) được cải thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.

Lợi ích tài chính

Ứng dụng đúng quy trình sản xuất tinh gọn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tài chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều khoản:

  • Giảm thời gian quay vòng vốn
  • Giảm thiểu không gian để sản xuất
  • Cắt giảm phần trăm làm lại sản phẩm
  • Cắt giảm chi phí thu mua
  • Giải phóng vốn, tăng cường tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
  • Giảm thiểu chi phí sản xuất
  • Cắt giảm thời gian chờ đợi
  • Cắt giảm chi phí tồn kho
  • Tăng tỉ lệ giao hàng đúng hẹn
  • Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Nhờ giảm thiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó có cả việc tăng năng suất lao động/ hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua giảm chờ đợi (giữa người-người; giữa người-máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc/ vận hành.

Mỗi nhân viên/ công nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sẽ có nhận thức, tư duy rõ ràng về khái niệm Giá trị và các hoạt động gia tăng giá trị cho khách hàng trong công việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức để cung cấp cho khách hàng theo nguyên tắc Chất lượng ngay từ nguồn (Quality at source!).

Nhược điểm của Lean Manufacturing là gì?

Vấn đề về chuỗi cung ứng

Theo lí thuyết của Lean, lượng hàng tồn trong mỗi kho phải ít đến mức tối đa để giảm thiểu sự lưu trữ, muốn như vậy doanh nghiệp sẽ cần lệ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng. Khi một sự cố xảy ra như công nhân đình công, ách tắc giao thông hay môi trường trong các nhà máy sản xuất gặp vấn đề thì toàn bộ hệ thống chuyền sẽ phải dừng lại.

Đôi khi, các nhà cung ứng cũng không đồng ý giao hàng với số lượng quá nhỏ và phải tuân theo lịch trình của công ty bạn. Đó sẽ là áp lực rất lớn dẫn đến việc tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận và thậm chí là phải thường xuyên thay đổi nhà cung ứng.

Chi phí vận hành cao nếu thực hiện không đúng cách

Khi chuyển sang cơ chế hoạt động của Lean đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần thay và làm mới toàn bộ thiết bị, hệ thống máy móc ở cơ sở sản xuất. Điều này cũng dẫn theo chi phí đào tạo nhân lực cao và kéo dài, chí phí thuê người quản lí mới và một khoản chi phí không nhỏ khi thiết lập mô hình workcell sẽ là những vấn đề khiến bạn trở thành con nợ dài hạn.

Giới hạn về máy móc, nhân công

Lean có nghĩa là bạn phải đáp ứng đủ nhu cầu về máy móc và con người. Trong một nhà máy có vận hành Lean, bạn không được phép có thừa dụng cụ, như vậy đến khi một dụng cụ hay máy móc bị hỏng bạn sẽ không có sẵn đồ để thay thế và dẫn đến dây chuyền sản xuất bị dừng lại. Điều nãy sẽ làm lãng phí nhân công, giao trễ hàng.

Hay ngay cả khi khách hàng bất ngờ tăng sản lượng hoặc vì một lí do khách quan nào đó mà nhu cầu sử dụng hàng tăng cao thì bạn sẽ rất khó có lượng nhân công đủ để bù đắp cho sự tăng nhu cầu này.

Thiếu sự đồng thuận của nhân viên

Sự thay đổi cực lớn khi sử dụng Lean sẽ dẫn đến các vấn đề như nhân viên không thích ứng được với sự thay đổi, thích những thứ đã cũ; nhân viên không thể liên tục kiểm soát chất lượng sản phẩm và những điều này sẽ dẫn đến một dây chuyền sản xuất mất đi tính hiệu quả ban đầu của nó. Những trường hợp này yêu cầu một người quản lí phải thực sự có tài năng và nhanh nhẹn cũng như năng lực thuyết phục để vượt qua khó khăn.

Sự không hài lòng của khách hàng

Vì vấn đề sản xuất tinh gọn nên khi khách hàng yêu cầu tăng sản phẩm sẽ khiến doanh nghiệp của bạn khó khăn trong việc huy động thêm nhân công cũng như máy móc. Và khi một sự cố xảy ra trong nhà máy dẫn đến việc giao hàng trễ hẹn cũng sẽ trở thành một vấn đề rất to lớn cần giải quyết.

Và Andon System chính là giải pháp cho những nhược điểm của Lean Manufacturing. Bởi lẽ Andon System Hệ thống quản lý trạng thái máy sản xuất sẽ giải quyết vấn đề thời gian khi máy móc bị hỏng, thiếu công nhân hay những lỗi kĩ thuật diễn ra trong nhà máy, những điểm mà khi vận hành Lean mắc phải chúng ta sẽ khó tìm ra hướng giải quyết. Andon cũng giúp cho cơ chế hoạt động sản xuất đươc trở nên trơn tru hơn, hiệu quả hơn.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thề về Lợi ích và nhược điểm của Lean Manufacturing là gì.

Chia sẻ:
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest
Liem Nguyen
Liem Nguyen
Xin chào tôi làm Liêm Nguyễn - với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị sản xuất. Tôi yêu thích chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người, giúp họ hiểu rõ hơn về những phương pháp, mô hình quản lý đặc biệt là hệ thống andon. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ bạn hiểu hơn về hệ thống andon, hệ thống quản trị giúp doanh nghiệm của bạn phát triển trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin liên quan khác
Gửi thông tin yêu cầu tư vấn
Vui lòng nhập các thông tin dưới đây, nhân viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn.