Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị – Value Stream Mapping là gì trong Hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN? Nói một cách đơn giản Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị – Value Stream (VSM) là một hệ thống các phương pháp và công cụ nhằm giảm thiểu lãng phí, giảm thiểu thời gian không gia tăng giá trị, từ đó giảm thiểu thời gian sản xuất.
Khái niệm Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị – Value Stream Mapping
Sơ đồ chuỗi giá trị trong tiếng Anh được gọi là Value Stream Mapping – VSM.
Sơ đồ chuỗi giá trị là 1 trong các công cụ điển hình nhằm giảm thiểu lãng phí và cải tiến năng suất được ứng dụng trong Lean.
– Sơ đồ chuỗi giá trị là một hệ thống các phương pháp và công cụ nhằm giảm thiểu lãng phí, giảm thiểu thời gian không gia tăng giá trị, từ đó giảm thiểu thời gian sản xuất.
– Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và thông tin của qui trình sản xuất.
Thuật ngữ liên quan
Phương pháp quản lí tinh gọn (Lean) là một mô hình bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc tạo giá trị từ góc nhìn của khách hàng và loại bỏ những lãng phí trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của một tổ chức.
Mục đích của Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị – Value Stream Mapping là gì?
Mục đích của phương pháp này là xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị. Sơ đồ chuỗi giá trị nên phản ánh những gì đang thực sự diễn ra hơn là những gì được mong muốn xảy ra nhờ đó các cơ hội cải tiến có thể được xác định.
Vai trò
Sơ đồ chuỗi giá trị thường được sử dụng trong các dự án cải tiến thời gian chu kì vì nó thể hiện chính xác cách thức hoạt động của một qui trình với yêu cầu thời gian và từng bước công việc chi tiết.
Phương pháp này cũng được dùng trong phân tích và cải tiến qui trình bằng cách xác định và loại trừ khoảng thời gian liên quan đến các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm.
Value Stream Mapping được hình thành trong bối cảnh nào?
VSM lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách “Installing Efficiency Methods” (Xây dựng các phương pháp hiệu quả) của Charles E.Knoeppel. Later với tên gọi là “Material & Information Flow (M&I) – Sơ đồ dòng vật liệu”. Sơ đồ này được áp dụng trên hệ thống sản xuất Toyota của Nhật Bản tạo ra một hệ thống sản xuất tinh gọn lúc bấy giờ.
Đến năm 1990, phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều lĩnh vực. Nó lan rộng ra khắp thế giới và đổi tên thành Value Stream Mapping, trở thành trung tâm của phương pháp luận tinh gọn.
Việc lập Sơ đồ chuỗi giá trị VSM có những ưu điểm vượt trội nào?
Bằng cách phân tích những lợi ích do biểu đồ dòng giá trị VSM mang lại, chúng ta sẽ hiểu tại sao cần sử dụng chúng:
- VSM mô phỏng hoạt động sản xuất kinh doanh từ đầu đến cuối quy trình một cách trực quan và dễ hiểu
- Việc lập VSM giúp bạn nắm bắt được các nguyên nhân gây ra lãng phí trong sản xuất và loại bỏ chúng
- VSM xác định và loại bỏ các yếu tố không tạo ra giá trị
- VSM giúp ngăn ngừa và sửa chữa nhanh chóng các sai sót trong quá trình sản xuất
- Bằng cách kết nối các luồng thông tin, nguyên vật liệu cũng như phân tích mối tương quan giữa các khâu giúp hệ thống sản xuất vận hành trơn tru
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố và tình hình thực tế để thực hiện các cải tiến phù hợp để giúp nâng cao hiệu quả
- Giảm thời gian gián đoạn, giảm các chi phí phát sinh không cần thiết
- Nâng cao năng suất lao động, cũng như chất lượng sản phẩm
Value Stream Mapping được ứng dụng ở những lĩnh vực nào?
Phương pháp VSM được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Trong sản xuất, VSM loại bỏ lãng phí quá trình sản xuất bằng cách phân tích từng bước xử lý nguyên liệu và dòng thông tin
- Trong chuỗi cung ứng và hậu cần, VSM giải quyết sự chậm trễ, lãng phí và gây tốn kém tại các công đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ
- Trong lĩnh vực y tế, sơ đồ chuỗi giá trị VSM giúp cải thiện quy trình điều trị, giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị
- Trong lĩnh vực hành chính, việc áp dụng VSM giúp giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết và rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục
Các bước đơn giản để lập nên Sơ đồ chuỗi giá trị VSM là gì
Lập bản đồ chuỗi giá trị – VSM sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hơn những hoạt động trong sản xuất, kinh doanh. Qua đó hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Sau dây là 5 bước đơn giản trong quy trình thành lập VSM.
Nhận diện nhóm sản phẩm
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước cực kỳ quan trọng – xác định sản phẩm, dòng sản phẩm. Bạn sẽ chọn một quá trình sản xuất của sản phẩm nào đó mà bạn muốn cải tiến. Sau đó xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc cho nó. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, vì nó giúp bạn có thể vẽ sơ đồ từ điểm bắt đầu đến kết thúc, trong phạm vi thích hợp. Từ đó bạn có thể nhìn thấy được những yếu tố không cần thiết mà thay đổi hoặc loại trừ. Doanh nghiệp thường mất khá nhiều thời gian cho việc tạo sơ đồ chuỗi giá trị chỉ cho một dòng sản phẩm.
Xác định dòng chảy hiện tại
Sau khi xác định phạm vi sản phẩm, tiếp theo chúng ta sẽ xem xét quy trình làm việc hiện tại như thế nào và lập sơ đồ dòng chảy hiện tại. Trước hết bạn cần thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Để tạo nên một VSM hiệu quả bạn cần cho thấy điều gì sẽ xảy ra? Bằng cách tập hợp các bên liên quan và tiến hành thu thập thông tin. Khai thác tất cả nhiệm vụ, hoạt động cần thiết cho việc đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Quan sát và xác nhận quy trình
Việc lập bản đồ sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu thực tế tại nhà kho. Thông thường các nhóm làm hồ sơ sẽ bắt đầu với quy trình giao hàng hay vận chuyển. Tiếp theo đi ngược lại kiểm tra chuỗi giá trị, đánh giá từng bước trong quy trình. Và cuối cùng dừng chân tại bước đầu tiên là nơi nhà kho nhận được hàng hoá.
Thiết lập dòng chảy
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình. Sau khi đã thu thập đủ thông tin, nhóm thực hiện bắt tay vào việc vẽ dòng chảy sản phẩm. Công việc này thường bao gồm các hoạt động:
- Điền dữ liệu dưới mỗi quy trình: Số người điều hành, chu kì thời gian, chất lượng, sai phạm,…
- Ghi chép số lượng công việc trong mỗi quy trình, những việc tồn kho.
- Lập hồ sơ dòng chảy thông tin.
- Lập kế hoạch triển khai
Đây là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình. Ở bước này chúng ta sẽ lập kế hoạch triển khai để đạt được những mong muốn cho tương lai. Tại đây nhóm thực hiện sẽ chia thành hai phần là hiện tại và tương lai. Hiện tại là những vấn đề có thể cải tiến được, ưu tiên hoàn thành trước. Sau đó các vấn đề tương lai trở thành hiện tại và tiếp tục thực hiện cải tiến liên tục.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thề về Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị – Value Stream Mapping Là Gì.
Trong quá trình quản lý sản xuất, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng hệ thống quản trị andon, một hệ thống không thể thiếu trong khái niệm Sản xuất Tinh gọn cũng như hỗ trợ sản xuất hiệu quả trong dây chuyền sản xuất tự động, được nhiều nhà máy đánh giá cao, đặc biệt đối với những nhà máy, xi nghiệp có quy mô lớn, xin liên hệ với chúng tôi qua Hotline 090.125.8778 hoặc Tổng đài 1900 545456 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm về hệ thống Andon <<<THÔNG TIN LIÊN HỆ
𝐕𝐏 𝐂𝐡í𝐧𝐡: 340/16 Lê Văn Quới, KP 11, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐁ắ𝐜: G4-TT10 Đường Foresa 8, KĐT Xuân Phương, P. Xuân Phương, Q .Nam Từ Liêm, HN
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 102 Đường Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓â𝐲: D2-27, KDC 586, Đường Lê Văn Tưởng, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Email: quangadsun@yahoo.com
SĐT: 090.125.8778 hoặc Hotline: 𝟭𝟵𝟬𝟬 𝟱𝟰 𝟱𝟰 𝟱𝟲