Nên Triển Khai Mô Hình Nhà Máy Thông Minh Như Thế Nào? Tại Sao?

Thuật ngữ Nhà máy Thông minh – Smart Factory được nhắc đến nhiều trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Nhà máy thông minh – Smart Factory là bước tiến mới vượt bậc cho ngành công nghiệp sản xuất. Thực chất, đó chính là sự chuyển đổi từ các hệ thống sản xuất truyền thống sang một hình thức mới, có khả năng kết nối và xử lý dữ liệu liên tục một cách linh hoạt hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng mô hình sản xuất thông minh trong nhà máy?

Nhà Máy Thông Minh – Smart Factory Là Gì?

Có rất nhiều định nghĩa và giới thiệu về Nhà máy thông minh – Smart Factory:

Định nghĩa 1: Nhà máy thông minh (tiếng Anh: Smart Factory) là thuật ngữ về cơ bản mô tả một môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện quy trình sản xuất thông qua tự động hoá và tối ưu hoá.

Định nghĩa 2: Smart Factory là số hóa mô hình sản xuất và kết nối cao, dựa vào sản xuất thông minh (smart manufacturing). Được cho là nhà máy của tương lai và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, khái niệm nhà máy thông minh được coi là kết quả quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay Công nghiệp 4.0.

Định nghĩa 3: Nhà máy thông minh là tầm nhìn rộng trong tương lai của một môi trường sản xuất, trong đó các cơ sở sản xuất và hệ thống hậu cần được tổ chức mà không có sự can thiệp của con người.

Định nghĩa 4: Theo Deloitte Insights – định nghĩa được sử dụng nhiều nhất bởi các chuyên gia.

Mô hình Smart Factory (nhà máy thông minh) là bước tiến vượt bậc khi một hệ thống sản xuất truyền thống sang một hệ thống sản xuất tự động hóa được kết nối và xử lý dữ liệu liên tục từ hoạt động sản xuất và kinh doanh, để có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường. Với hệ thống này, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ hiệu quả hơn, linh hoạt hơn, giảm thời gian chết, có khả năng dự báo và tự điều chỉnh.

Một hệ thống giải pháp Smart Factory thật sự có thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau: máy móc thiết bị sản xuất cho đến các quá trình sản xuất cung ứng, con người để kiểm soát quá trình sản xuất, bảo trì, theo dõi kho, số hóa mọi hoạt động sản xuất.

Định nghĩa 5: Giải pháp Smart Factory là sự kết nối giữa phần mềm ứng dụng với hệ thống máy móc, thiết bị được kết nối Internet. Dữ liệu của chúng được tổng hợp và phân tích bằng những phần mềm lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ cho việc hỗ trợ ra các quyết định trong việc quản lý và điều hành nhà máy…

Nhìn chung ta có thể nói một cách đơn giản như sau: Nhà máy thông minh là sự chuyển đổi giữa việc sản xuất truyền thống thủ công mà con người phải tham gia tối đa vào tất cả các khâu sản xuất A-Z sang sử dụng máy móc và áp dụng sức mạnh của khoa học công nghệ 4.0 như Internet vạn vật, Big Data, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây … để máy móc tự sản xuất, thu thập và truyền đạt thông tin, con người chỉ quản lý giám sát từ xa.

Lợi Ích Của Triển Khai Mô Hình Nhà Máy Sản Xuất Thông Minh

Sử dụng nền tảng công nghệ IoT, triển khai số hóa mô hình quản lý sản xuất thông minh trong nhà máy có các lợi ích như sau:

  • Giảm chi phí sản xuất: Nếu quy trình được tối ưu hóa thay đổi cách thức sản xuất truyền thống của doanh sẽ tạo nên hiệu quả về việc giảm chi phí thời gian, nhân công, tránh hao mòn máy móc, tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng, lãng phí tài sản, giảm sự biến động của quy trình hoạt động … Một quy trình chất lượng tốt của nhà máy thông minh phải là một quy trình chất lượng tốt, tạo ra một sản phẩm chất lượng tốt hơn từ đó sẽ giảm thiểu chi phí bảo hành và bảo trì.
  • Nâng cao năng suất hoạt động: Smart factory dựa vào tự động hóa để hoàn thành các quy trình nên đẩy nhanh tiến độ, việc sản xuất trở nên tự động hơn, đòi hỏi ít sự can thiệp của con người. Trên thực tế, máy móc tự động có thể được lập trình để hoạt động 24/24. Điều đó làm cho quá trình nhanh hơn và rẻ hơn.
  • Giám sát từ xa: Khả năng hiển thị các trạng thái hoạt động của các thành phần máy (cả lịch sử và thời gian thực) cho phép các nhà quản lý nhà máy giám sát và chẩn đoán từ xa các hệ thống một cách nhanh chóng cũng như xác định và giải quyết các vấn đề trước khi ảnh hưởng đến sự sẵn có của máy móc và các hợp chất năng suất.
  • Bảo trì trước: Phân tích tiên đoán cho phép lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc chính xác hơn; có thể giúp giảm thời gian ngừng máy; tăng thời gian trung bình giữa các lỗi; và giảm chi phí bảo trì dự phòng không cần thiết và kho hàng phụ tùng. Với việc bảo trì dự đoán, phần lớn việc phỏng đoán sẽ được gỡ bỏ vì các quyết định bảo trì có thể được thực hiện dựa trên dữ liệu lịch sử và thời gian thực từ máy, giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề trước khi chúng trở nên quá nghiêm trọng.
  • Tối ưu hóa quy trình: Tính liên kết được cung cấp bởi các công nghệ IIoT cho phép liên lạc liền mạch giữa các máy móc; thành phần và con người. Khả năng kết nối này cho phép tối ưu hoá quá trình xử lý dữ liệu – tăng hiệu quả và năng suất. Bằng cách sử dụng mạng không dây của các thiết bị được kết nối để hợp lý hóa các thông tin liên lạc; các nhà quản lý, kỹ thuật viên và nhân viên công nhân có thể sử dụng thời gian hiệu quả hơn và hiệu quả hơn. Tương tự như vậy, một giải pháp không dây có thể được sử dụng trong việc chọn ánh sáng và gọi cho các ứng dụng bộ phận.

  • Sản xuất an toàn và bền vững: Nhà máy thông minh mang lại lợi ích thực sự đến sức khỏe của người lao động và sự bền vững môi trường. Các hiệu quả hoạt động mà một nhà máy thông minh cung cấp có thể tác động đến môi trường nhỏ hơn so với quy trình sản xuất thông thường. Quá trình tự động hóa hoạt động bằng máy móc giảm thiểu lỗi gây ra bởi con người, bao gồm cả các tai nạn lao động gây thương tích. Khả năng tự động tương đối của nhà máy thông minh có thể thay thế một số vai trò nhất định đòi hỏi các hoạt động lặp đi lặp lại, thủ công.
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm: Kiểm soát chất lượng sản phẩm dường như là vấn đề tương đối khó khăn với nhiều doanh nghiệp. Với nhà máy thông minh, công nghệ IoT và các thiết bị cảm biến được ứng dụng trong theo dõi và kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm. Ngay khi phát hiện các điều kiện bất thường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hệ thống sẽ tự động đưa ra các cảnh báo sớm. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể xác định sự cố bắt nguồn từ đâu để đưa ra cách khắc phục kịp thời, chủ động kiểm soát chất lượng sản phẩm, tránh rủi ro cuối chu kỳ.
  • Đạt được lợi thế cạnh tranh: Một lợi ích khác của sản xuất thông minh là đạt được lợi thế cạnh tranh trong một thị trường đông đúc. Khi bạn có thể làm việc nhanh hơn, thông minh hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với đối thủ, bạn sẽ có được nhiều khách hàng hơn. Lợi thế cạnh tranh của bạn cho phép bạn nổi bật trong khi những người khác đấu tranh để sản xuất các mặt hàng đúng thời hạn và không có chi phí vượt trội.
  • Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng: Việc phát hiện các lỗi, vấn đề máy móc cũng giúp cho doanh nghiệp chủ động về trang thiết bị, thời gian sản xuất, đảm bảo đáp ứng được mọi đơn hàng của khách mà không lo chậm tiến độ. Chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đảm bảo chắc chắn sẽ khiến mức độ hài lòng của khách hàng tăng lên. Đây có lẽ là đích đến mà các doanh nghiệp sản xuất đều hướng tới.

Làm Thế Nào Để Xây Dựng Và Triển Khai Mô Hình Nhà Máy Sản Xuất Thông Minh

Vai trò việc triển khai hệ thống quản lý sản xuất tự động cho nhà máy thông minh thời công nghệ 4.0

  • Có thể thấy rằng, mô hình sản xuất thông minh được coi là bước tiến vượt bậc và là điểm khác biệt của công cuộc cách mạng 4.0 so với 3 cuộc cách mạng trước đây. Với việc ứng dụng các giải pháp Smart Factory, con người không cần phải can thiệp quá nhiều vào hệ thống sản xuất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả vận hành cao (tăng sản lượng, chất lượng, uptime, giảm chi phí…).
  • Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam còn khá dè dặt trong việc triển khai nhà máy thông minh, bởi họ còn mông lung về lời giải cho những bài toán liên quan đến chi phí đầu tư nhà xưởng, máy móc so với hiệu quả, và nhất là chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào.
  • Theo khảo sát chung, một số doanh nghiệp Việt Nam gặp tình trạng chưa chuẩn hóa quy trình sản xuất và quy trình hoạt động cốt lõi. Do đó, để tiếp cận và thiết lập thành công mô hình nhà máy sản xuất thông minh, doanh nghiệp rất cần được tư vấn một chiến lược và lộ trình phù hợp, một hệ thống các giải pháp smart manufacturing toàn diện để áp dụng trên cơ sở hiểu biết và đánh giá đầy đủ về thực trạng, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp và tầm nhìn, mục tiêu của Ban lãnh đạo.

Andon adsun xin giới thiệu đến bạn đọc giải pháp hệ thống quản lý sản xuất không dây Andon Adsun giúp hỗ trợ giám sát, giảm thiểu lãng phí về thời gian, vật tư, hoặc năng lực, cho phép công ty quản lý tốt hơn các nguồn lực của mình để có năng suất tốt hơn, đem lại sự cải tiến tích cực cho dây chuyền hiện có, giải quyết triệt để các tổn thất ảnh hưởng đến chỉ số OEE.

Andon adsun – Hệ Thống Giám Sát Năng Suất Sản Xuất Hiệu Quả Thời Đại 4.0

Hệ thống Andon là tập hợp các thiết bị phần cứng và phần mềm có chức năng cảnh báo bất thường xảy ra trong các dây chuyền của nhà máy sản xuất. Hỗ trợ các bộ phận liên quan từ người vận hành, giám sát, quản lý, kho bãi, … thực hiện nhịp nhàng công việc thông qua sự kết nối thông tin chặt chẽ theo thời gian thực (realtime).

Cụ thể, giám sát năng suất sản xuất Andon hoạt động dựa trên nguyên lý phát cảnh báo các bất thường như sự cố máy móc, thiếu hụt nguyên vật liệu, cần người hỗ trợ, …

Tùy vào mỗi hệ thống có thể tự động bật cảnh báo hoặc người chịu trách nhiệm ấn nút thủ công. Khi đó, thông tin sẽ được truyền tải về trung tâm dữ liệu và xử lý, kết xuất lên màn hình LCD hoặc bảng đèn led kết hợp với âm thanh cảnh báo.

Bộ phận chịu trách nhiệm giám sát và các bên liên quan sẽ nhanh chóng tiếp nhận thông tin, có mặt và hỗ trợ khắc phục kịp thời vấn đề để đảm bảo tiến độ sản xuất, rút ngắn thời gian chết (downtime) của dây chuyền sản xuất.

Công ty Cổ phần Điện tử Viễn thông Ánh Dương (ADSUN JSC) chúng tôi xin giới thiệu một hệ thống hỗ trợ quản lý sản xuất ANDON ADSUN SYSTEM đa chức năng do công ty chúng tôi nghiên cứu sản xuất và cung cấp.

Mô Hình Nhà Máy Thông Minh

Hệ thống andon này được thiết kế để kiểm soát chi tiết các sự kiện ở từng công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất.

Hệ thống giúp người quản lý kiểm soát quy trình sản xuất và xử lý sự cố tốt hơn, nhanh hơn với độ tin cậy cao nhất.

Hệ thống hổ trợ quản lý sản xuất ANDON ADSUN được định nghĩa là một hệ thống giúp cho việc hỗ trợ quản lý sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất trong việc quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Với các công năng như sau:

  • Báo cáo sự cố tức thời bằng hệ thống biển báo, âm thanh.
  • Thông báo yêu cầu cung ứng nguyên liệu (mã nguyên liệu, màu sắc) theo từng ca làm việc.
  • Công nhân gọi nhanh “1 chạm”: bảo trì, quản lý chuyền, sự cố khẩn cấp khác, …
  • Cảnh báo các thông số thiết bị đang hoạt động: quá nhiệt, dừng máy khẩn cấp, …
  • Giám sát thời gian thực làm việc của máy móc thiết bị, thời gian máy nghỉ do hư hỏng, thời gian bảo trì, tần suất máy hỏng, quản lý hồ sơ máy, thiết bị trên phần mềm tiện lợi (dùng App điện thoại và mã QR Code cho việc quản lý thiết bị).
  • Giám sát online, báo cáo nhanh thời gian kỹ thuật xử lý máy móc phục vụ sản xuất.
  • Báo cáo năng suất sản xuất: taget sản phẩm theo quý/tuần/ ngày và sản lượng thực tế đạt được so với taget.
  • Theo dõi mọi hoạt động qua Website & App Mobile, phần mềm phân cấp phân quyền theo chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
  • Ứng dụng công nghệ không dây RF (tiết kiệm chi phí, thuận lợi và thời gian lắp đặt hệ thống  hơn 30%).
  • Đặc biệt khả năng mở rộng của hệ thống: Do chúng tôi trực tiếp nghiên cứu và sản xuất nên hệ thống có khả năng mở rộng tính năng theo yêu cầu quản lý đặc thù của từng nhà máy, với thời gian đáp ứng nhanh, hiệu quả.
  • Thiết kế sẵn cổng kết nối data sử dụng cho việc tương tác gởi / nhận data với hệ thống phần mềm ERP của các nhà máy.
  • Khả năng kết nối mở rộng hệ thống quản lý tập trung cho các nhà máy (quản lý tập trung data của công ty).
  • Thiết kế theo từng nhu cầu quản lý riêng của từng khách hàng.
>>> Xem thêm về hệ thống Andon <<<

THÔNG TIN LIÊN HỆ

𝐕𝐏 𝐂𝐡í𝐧𝐡: 340/16 Lê Văn Quới, KP 11, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM

𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐁ắ𝐜: G4-TT10 Đường Foresa 8, KĐT Xuân Phương, P. Xuân Phương, Q .Nam Từ Liêm, HN

𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 102 Đường Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.

𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓â𝐲: D2-27, KDC 586, Đường Lê Văn Tưởng, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.

Email: quangadsun@yahoo.com

SĐT: 090.125.8778 hoặc Hotline: 𝟭𝟵𝟬𝟬 𝟱𝟰 𝟱𝟰 𝟱𝟲

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button