Những năm gần đây sau đại dịch COVID, dưới áp lực từ sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội diễn ra gay gắt đã buộc các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn đến năng suất và cách quản lý sản xuất hiệu quả để giảm thiểu tối đa rủi ro, hạn chế được nhiều chi phí không đáng có..
Trong bài viết này, adsun sẽ cung cấp những gợi ý xoay quanh cách quản lý sản xuất hiệu quả để mang lại năng suất và chất lượng cao cho hoạt động sản xuất doanh nghiệp.
Bật Mí 8 Cách Quản Lý Sản Xuất Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp. Bằng cách tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch đã đề ra.
Tùy vào ngành sản xuất các mục tiêu cần đạt được trong quản lý sản xuất có thể bao gồm:
- Đảm bảo định mức kho, quản lý xuất nhập khẩu
- Kịp thời kiểm tra tiến độ, đáp ứng được các nhu cầu về hàng hóa, sản phẩm
- Tận dụng các nguồn lực để thúc đẩy, tăng năng suất kinh doanh; mang lại lợi nhuận cho công ty
- Tạo ra giá trị thương hiệu, tăng độ cạnh tranh cho nhãn hàng nói riêng và công ty nói riêng.
- …
Để đạt được các mục tiêu trên, adsun dựa vào nguyên tắc 4M (Methods-Materials-Machine-Man) trong quản lỷ sản xuất, một nguyên tắc hiệu quả được các doanh nghiệp sản xuất lớn của cả phương Đông và phương Tây, để đưa ra 7 cách quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp như sau:
Khảo cứu kĩ càng, chi tiết và hoạch định mục tiêu sản xuất thật phù hợp với thực tế
Kỳ vọng của khách hàng cao, áp lực sản xuất lớn trong khoảng thời gian hạn chế đôi khi cuốn ban lãnh đạo vào những mục tiêu phi thực tế.
Nếu chúng ta giao khối lượng công việc nhiều hơn khả năng thực hiện của nhân sự sẽ khiến họ cảm thấy áp lực & mệt mỏi. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, kết quả cuối cùng là họ sẽ không thể đạt được mục tiêu.
Do đó, để nâng cao hiệu suất sản xuất, các mục tiêu sản xuất phải thực tế, rõ ràng, bao gồm tính kịp thời, kết quả chất lượng & quy trình an toàn để đảm bào phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp và đáp ứng được thị trường với chất lượng cao nhất.
Để có được mục tiêu sản xuất phù hợp thực tế cho doanh nghiệp, đầu tiên ta phải thực hiện đánh giá, nhìn nhận nghiêm túc năng lực sản xuất thực sự để giúp doanh nghiệp xác định được quy mô thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào.
Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?
Biết ứng dụng phương pháp quản lý sản xuất phù hợp
Thông thường có 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả được linh hoạt áp dụng trong từng doanh nghiệp
– Phương pháp tổ chức dây truyền: Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với một quan hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao.
– Phương pháp sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương pháp này là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
– Phương pháp đơn chiếc: Tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
Thường xuyên tìm kiếm, trao dồi và áp dụng thêm những phương thức quản lý hiện đại như JIT, Kaizen, MRP, Kanban,…
Khi nhắc đến các phương thức để tạo quy trình quản lý sản xuất hiệu quả, mô hình quản lý của Nhật Bản (JPM) sẽ luôn được nhắc đến vì sự phổ biến cũng như tính hiệu quả của nó.
Xem Thêm >> Kaizen là gì? Lợi ích, ví dụ & cách áp dụng cho doanh nghiệp
Được ra đời vào những năm 1980, với những đặc điểm nổi bật như nhanh chóng, hiệu quả cao, cùng với việc tích hợp các công nghệ chuyển đổi thuật ngữ, mở rộng từ sản xuất dịch vụ sang cải tiến sáng tạo và phân tích dữ liệu theo cả chiều rộng và chiều sâu đã khiến mô hình quản lý của Nhật Bản nhanh chóng chiếm được vị thế trên toàn cầu.
Hãy xem xét mô hình quản lý sản xuất theo khái niệm Sản xuất Tinh gọn (Lean manufacturing) của tập đoàn Toyota và tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của mô hình ấy nhé:
- Giảm thiểu tối đa hao phí, đặc biệt là ở thời gian làm việc của nhân viên, nguyên liệu và nguồn tài nguyên khác.
- Giảm khả năng sản xuất dư thừa bằng việc duy trì hàng tồn kho ở mức thấp.
- Giảm chi phí cho nhân công bằng cách áp dụng công nghệ kĩ thuật.
- Đề cao nhu cầu về sản phẩm, thể hiện qua sự ảnh hưởng trực tiếp lên quy trình và quyết định sản xuất.
- Giảm chu kì sản xuất đáng kể nhờ áp dụng hệ thống SMED, giúp giảm thời gian chết và hỗ trợ sản xuất theo lô nhỏ.
Và đây là kết quả thực tế từ ứng dụng quy trình Sản xuất Tinh gọn từ Toyota:
- Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình giảm 45%;
- Phế phẩm có thể giảm đến 90%
- Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 – 6 ngày.
- Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần.
Xác định kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu phù hợp
Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.
Nhu cầu về các nguồn lực cần thiết để có thể sản xuất đủ số lượng sản phẩm đã dự báo hoặc đơn hàng trong từng giai đoạn được xác định thông qua xây dựng kế hoạch tổng hợp. Đây là kế hoạch trung hạn về khối lượng sản phẩm cùng sản xuất đồng thời với quy đổi chúng thành nhu cầu về nguyên vật liệu, lao động thông qua chi phí trên một giờ công lao động.
Nó cho phép doanh nghiệp dự tính trước khả năng sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt để xây dựng các phương án quản lý kế hoạch huy động tốt nhất các nguồn lực vào sản xuất, đặc biệt là các chiến lược huy động sử dụng lao động và máy móc thiết bị.
Thông qua các phương pháp khác nhau như trực quan, đồ thị, toán học hoặc các kỹ thuật phân tích khác cho phép lựa chọn kế hoạch tổng hợp hợp lý nhất, vừa thực hiện hoàn thành những nhiệm vụ sản xuất sản phẩm trong kế hoạch dài hạn đề ra, vừa khai thác tận dụng được khả năng sản xuất hiện có và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Lượng nguyên vật liệu cần mua trong từng thời điểm được xác định bằng phương pháp hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirement Planning). Đây là một trong những phương pháp xác định lượng nhu cầu vật tư, chi tiết, bán thành phẩm cần mua hoặc sản xuất trong từng thời điểm. Nó là một phương pháp mới xuất hiện vào những năm 1970.
Nội dung chủ yếu là sử dụng máy tính để xác định lượng nhu cầu độc lập cần đáp ứng đúng thời điểm, nhằm giảm thiểu dự trữ những chi tiết, bộ phận hoặc nguyên liệu. Với phương pháp MRP những loại vật tư này chỉ được mua hoặc cung cấp khi cần thiết, đúng số lượng. Phương pháp này đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp, do đó nó được sử dụng khác rộng rãi hiện nay.
Đầu tư vào máy móc và phần mềm
Trong ngành sản xuất trong thời đại công nghệ 4.0, năng suất của nhân viên phụ thuộc vào năng suất của máy móc. Tuy nhiên, để tối ưu hóa cả hai, bạn nên bắt đầu đầu tư vào máy móc. Quá trình sản xuất của bạn từ đó cũng sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Công nghệ tự động giám sát sản xuất andon giúp các nhà máy theo dõi được tình trạng hoạt động của hệ thống máy móc, dây chuyền và công nhân. Việc giám sát liên tục theo thời gian thực giúp phát hiện tức thì các thời điểm, vị trí ngưng trệ, dễ dàng điều động và khắc phục để mọi hoạt động được thông suốt.
Xem Thêm >> Hệ thống Andon là gì? Tìm hiểu chi tiết về Andon System
Hệ thống cũng giám sát tần suất sử dụng các máy móc, đảm bảo các khoảng thời gian ngưng làm việc đều được đo đếm, giúp quản đốc, quản lý tối ưu trong phân công công việc của từng giai đoạn, loại bỏ các khoảng thời gian chết. Giải pháp mang lại hiệu quả vượt trội trong việc tiết kiệm lãng phí về mặt thời gian làm việc của máy móc và công nhân.
Ứng dụng tự động từ adon sẽ giám sát sản xuất giúp các doanh nghiệp ngành sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo cung ứng và nâng cao tính cạnh tranh bền vững.
Lập kế hoạch bảo trì định kỳ
Luôn có một mối tương quan giữa chi phí & thời gian dành cho hoạt động phòng ngừa & thời gian ngừng hoạt động của máy. Dù máy mới hay máy cũ cũng cần thời gian bảo trì đảm bảo chúng hoạt động với năng suất tốt nhất.
Điều quan trọng khi máy gặp lỗi là cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng đó ngay lập tức, đừng đổ lỗi cho máy của bạn nếu bạn không theo dõi sát sao quá trình, bản thiết kế, vật liệu mà máy của bạn đã làm việc.
Bạn cũng nên chắc chắn rằng nhân viên biết cách khắc phục khi máy gặp sự cố để hạn chế tối đa sự chậm trễ về mặt tiến độ.
Đào tạo bài bản, chuyên môn hóa theo khâu và tạo ra sự tích cực, tinh thần chủ động, sáng tạo, cầu tiến và tự giác cho nhân viên trong hoạt động sản xuất.
Ngành sản xuất là một trong những ngành thay đổi nhanh chóng & thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh.
Công nghệ mới liên tục ra đời, đòi hỏi bạn cần cập nhật quy trình làm việc sao cho phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường. Tuy nhiên, những công nghệ tiên tiến đó sẽ chỉ hữu ích nếu nhân viên của bạn biết cách sử dụng chúng.
Vì vậy, ban quản lý cần xây dựng kế hoạch đào tạo thích hợp để phát triển các kỹ năng nâng cao hơn cho toàn bộ nhân sự nói chung & những nhóm cốt lõi nói riêng.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên có chính sách trao quyền và khuyến khích tinh thần chủ động, tự giác và có trách nhiệm của nhân viên thông qua quy trình 5S, giúp hạn chế việc quản lý vi mô các khâu, tránh lãng phí nguồn lực, to và mở rộng được quy mô sản xuất, tạo thế cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường.
Trong quá trình quản lý sản xuất, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng hệ thống quản trị andon, một hệ thống hiệu quả trong Sản xuất Tinh gọn được nhiều nhà máy đánh giá cao, đặc biệt đối với những nhà máy, xi nghiệp có quy mô lớn, xin liên hệ với chúng tôi qua Hotline 090.125.8778 hoặc Tổng đài 1900 545456 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm về hệ thống Andon <<<THÔNG TIN LIÊN HỆ
𝐕𝐏 𝐂𝐡í𝐧𝐡: 340/16 Lê Văn Quới, KP 11, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐁ắ𝐜: G4-TT10 Đường Foresa 8, KĐT Xuân Phương, P. Xuân Phương, Q .Nam Từ Liêm, HN
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 102 Đường Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓â𝐲: D2-27, KDC 586, Đường Lê Văn Tưởng, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Email: quangadsun@yahoo.com
SĐT: 090.125.8778 hoặc Hotline: 𝟭𝟵𝟬𝟬 𝟱𝟰 𝟱𝟰 𝟱𝟲