7 Nguyên Tắc Của Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn Iso 9001:2015, nói cách khác, chúng chính là cơ sở đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được vận hành đúng hướng hoàn thiện hơn. Và đặc biệt là tạo ra nhiều giá trị lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, andon adsun sẽ giới thiệu cụ thể hơn về 7 nguyên tắc này cùng cách áp dụng chúng cho doanh nghiệp.
7 Nguyên Tắc Quản Lý Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn Iso 9001:2015
Nguyên tắc quản lý chất lượng thứ 1: Hướng vào Khách hàng
Trong hoạt động giao thương từ thời kỳ sơ khai đến bây giờ là các sàn thương mại điện tử. Bạn chỉ bán được hàng nếu bạn biết được nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
- Bạn không thể bán một sản phẩm cao cấp nguồn gốc: thịt Bò cho người Hindu và thịt Lợn cho người Đạo Hồi.
- Nhưng bạn có thể bán một chiếc điện thoại Nokia 110i cho những người già vào năm 2021.
Ngay tại thời điểm chúng tôi viết lại 7 nguyên tắc quản lý về chất lượng này. Một câu chuyện bên lề về bóng đá. Cụ thể là giải bóng đá 12 câu lạc bộ hàng đầu Châu Âu -SUPER LEAGUE:
- Nhóm người sáng lập ra giải đấu hoạch định:có thể thu được rất nhiều tiền từ quảng cáo hơn các giải do UEFA tổ chức. Các cầu thủ cũng sẽ nhận được thù lao tương xứng.
- Nhưng họ bỏ quên khán giả mong muốn gì từ một trận cầu bóng đá. Họ cần xem một giải đấu mà đội bóng của họ sẽ thi đấu kiên cường, trung thực để dành lấy danh hiệu. Chứ không phải trận đấu bị chi phối bởi những người xây dựng giải đấu vì “Mục đích Kinh tế”.
Lợi ích của nguyên tắc 1:
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
- Nâng cao giá trị khách hàng
- Tăng lượng khách hàng trung thành
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp
- Tăng doanh thu và thị phần của doanh nghiệp
Cần làm gì để đạt được điều này:
- Công nhận khách hàng là những người tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
- Hiểu rõ nhu cầu hiện tại và mong đợi trong tương lai của khách hàng
- Liên kết các mục tiêu của doanh nghiệp với nhu cầu của khách hàng
- Thông tin đến tất cả nhân viên trong doanh nghiệp về nhu cầu và mong đợi của khách hàng
- Lập kế hoạch, thiết kế, phát triển, sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng
- Xây dựng kênh trao đổi thông tin với khách hàng xử lý phản hồi và khiếu nại.
- Theo dõi và đo lường sự hài lòng của khách hàng, từ đó thực hiện các điều chỉnh phù hợp nếu cần
- Chủ động quản lý mối quan hệ với khách hàng
Nguyên tắc quản lý chất lượng thứ 2: Sự lãnh đạo
Việc vận hành ISO sẽ không thành công nếu người lãnh đạo không có một chiến lược, chính sách rõ ràng.
- Doanh nghiệp giống như một chiếc tàu hỏa trong đó người lãnh đạo chính là đầu tàu. Doanh nghiệp sẽ chệch khỏi đường ray nếu đầu tàu lệch hướng.
Cụ thể, người lãnh đạo ở mọi cấp trong doanh nghiệp cần phải có sự thống nhất trong định hướng, chiến lược, đảm bảo tính sẵn có và đầy đủ của mọi nguồn lực cần thiết. Đồng thời, phải xây dựng và duy trì môi trường nội bộ tích cực. Trong đó, mọi người có thể tham gia đầy đủ vào việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Các lợi ích của nguyên tắc lãnh đạo:
- Tăng hiệu lực và hiệu quả trong việc đáp ứng các mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp
- Giúp các quy trình được phối hợp trơn tru, liền mạch hơn
- Cải thiện quá trình giao tiếp giữa các cấp của doanh nghiệp
- Phát triển và nâng cao năng lực của cá nhân, doanh nghiệp
Các hành động để thực hiện nguyên tắc:
- Truyền đạt sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, chính sách và quy trình với mọi cấp bậc trong toàn bộ doanh nghiệp
- Xây dựng và duy trì sự công bằng và các điều khoản đạo đức ở tất cả các cấp
- Thiết lập văn hóa trung thực và tin cậy
- Khuyến khích cam kết chất lượng trong toàn doanh nghiệp
- Đảm bảo ban lãnh đạo luôn là tấm gương đi trước cho toàn bộ nhân viên
- Cung cấp mọi nguồn lực cần thiết cho nhân viên, quy định về quyền hạn và trách nhiệm mỗi cấp bậc
- Truyền cảm hứng, khuyến khích và ghi nhận sự đóng góp của mọi cá nhân, bộ phận
Nguyên tắc quản lý thứ 3: Sự tham gia của mọi người
Nếu như người lãnh đạo được ví như thuyền trưởng thì đội ngũ nhân viên chính là những thuyền viên. Nếu như chỉ có người lãnh đạo mà thiếu đi sự tham gia của mọi người thì doanh nghiệp cũng không thể đạt được sự thành công.
Chính vì vậy, nguyên tắc thứ 3 của ISO 9001:2015 doanh nghiệp cần phải tuân thủ chính là đảm bảo có sự tham gia của nhân viên ở mọi cấp độ trong doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên khi được nhìn nhận đúng về năng lực, được công nhận và trao quyền, họ cũng sẽ có động lực để làm việc hiệu quả hơn. Từ đó giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
Một số hành động để thực hiện nguyên tắc:
- Đào tạo nội bộ, giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp
- Thúc đẩy sự hợp tác trong toàn bộ tổ chức
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
- Trao quyền cho nhân viên để tăng khả năng sáng tạo và hiệu suất
- Ghi nhận sự đóng góp, học hỏi và cải tiến của từng cá nhân
- Cho phép tự đánh giá hiệu suất làm việc
- Thực hiện các cuộc khảo sát nội bộ để đánh giá mức độ hài lòng, từ đó có các hành động điều chỉnh thích hợp
Lợi ích:
- Nâng cao hiểu biết về mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp trong mắt nhân viên doanh nghiệp và tạo động lực cho toàn doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung.
- Tăng cường sự tham gia của mọi người vào các hoạt động cải thiện hệ thống
- Cải thiện khả năng phát triển cá nhân, sáng kiến
- Nâng cao sự hài lòng của nhân viên
- Tăng sự tin tưởng của nhân viên vào doanh nghiệp
Nguyên tắc thứ 4: Tiếp cận theo quy trình
Không chỉ riêng việc quản lý chất lượng mà công việc nào cũng vậy, việc có một kế hoạch với quy trình rõ ràng, khoa học chắc chắn sẽ cho hiệu quả cao hơn. Với nguyên tắc này, doanh nghiệp cần phải kiểm soát toàn diện mọi quy trình trong HTQLCL.
Từ khâu đầu vào, các công đoạn trong quy trình đến khâu đầu ra. Mục đích của việc làm này là đảm bảo sự nhất quán về chất lượng trong kết quả của mỗi quy trình, đáp ứng được các mục tiêu như dự kiến. Đồng thời, giúp nguồn lực được phân bố hợp lý hơn, giảm sự lãng phí trong khi hiệu suất được nâng cao
Lợi ích của nguyên tắc:
- Nâng cao khả năng tập trung vào các quy trình chính, từ đó đưa ra được những cải tiến phù hợp
- Các kết quả sẽ mang tính nhất quán và có thể dự đoán được thông qua hệ thống các quy trình phù hợp
- Hiệu suất được tối ưu hóa nhờ quản lý quy trình hiệu quả
- Cải thiện niềm tin của các bên quan tâm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Các hành động có thể thực hiện:
- Xác định các mục tiêu của hệ thống và quá trình cần thực hiện để đạt được chúng
- Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình để quản lý các quá trình
- Xác định được nguồn lực của doanh nghiệp cũng như những hạn chế trước khi bắt tay vào hành động
- Xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình, phân tích ảnh hưởng của việc sửa đổi với một quá trình riêng lẻ và với toàn bộ hệ thống
- Quản lý mối quan hệ giữa các quá trình
- Đảm bảo luôn theo dõi, phân tích và đánh giá hiệu suất của hệ thống thường xuyên để tiến hành cải tiến quá trình
- Quản lý rủi ro có thể ảnh hưởng đến đầu ra của các quá trình và kết quả tổng thể của hệ thống
Nguyên tắc thứ 5: Cải tiến
Cải tiến là một trong 7 nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015. Trong bối cảnh thế giới luôn không ngừng thay đổi mỗi ngày, mỗi giờ, việc cải tiến, thay đổi càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là nguyên tắc thứ 5 mà doanh nghiệp cần phải tuân thủ khi triển khai HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Cụ thể, nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp phải luôn cải tiến, làm mới. Bởi có như vậy, HTQLCL mới có thể duy trì hiệu lực và đạt được thành công. Đồng thời, sự cải tiến giúp doanh nghiệp không ngừng làm mới bản thân, nâng cao được năng lực để để có thể ứng phó với những biến động xảy ra trong hoặc ngoài doanh nghiệp cũng như tạo ra nhiều cơ hội mới.
Lợi ích:
- Cải thiện hiệu suất hoạt động, chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng
- Nâng cáo khả năng dự đoán và phản ứng với các rủi ro và cơ hội
- Tăng cường tập trung vào điều tra và xác định nguyên nhân gốc rễ, từ đó có những hành động khắc phục và ngăn ngừa phù hợp
- Cải thiện việc nâng cao chuyên môn của nhân viên để thúc đẩy hiệu suất làm việc
Các hành động cần thực hiện:
- Thúc đẩy việc thiết lập các mục tiêu ở tất cả các cấp, các bộ phận của doanh nghiệp
- Đào tạo toàn bộ nhân viên ở mọi cấp độ về cách áp dụng công cụ và phương pháp để đạt được các mục tiêu cải tiến
- Đảm bảo mọi nhân viên đều có đủ năng lực để thúc đẩy và hoàn thành các hành động cải tiến
- Xây dựng và triển khai các quy trình để cải tiến trong toàn tổ chức
- Theo dõi, xem xét và kiểm toán việc lập kế hoạch, thực hiện, hoàn thành và kết quả của các dự án cải tiến
- Ghi nhận và thừa nhận sự cải tiến
Nguyên tắc thứ 6: Quyết định dựa trên bằng chứng, dữ liệu xác thực
Phần lớn việc ra quyết định hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào cảm tính. Bởi vậy, doanh nghiệp rất khó chắc chắn về tính đúng sai của các quyết định đó. Để hạn chế tối đa rủi ro khi ra quyết định, ISO 9001:2015 đã đặt ra nguyên tắc doanh nghiệp cần phải đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng.
Bằng chứng được hiểu là tất cả những tài liệu, sự vật, sự việc hay hiện tượng có thể phản ánh, chứng minh một thông tin là sự thật hoặc một sự kiện, sự vật thực sự diễn ra.
Các bằng chứng này phải đảm bảo đủ chính xác và đáng tin cậy. Căn cứ vào các bằng chứng thu thập được, doanh nghiệp có thể phát hiện các nguyên nhân, hệ quả tiềm ẩn khi áp dụng một quyết định nào đó.
Nhờ vậy, việc ra quyết định trở nên dễ dàng và chắc hơn. Giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội đạt được hiệu quả đã đặt ra.
Lợi ích:
- Cải thiện quy trình ra quyết định
- Cải thiện việc đánh giá hiệu suất quá trình và khả năng đạt được các mục tiêu
- Cải thiện hiệu quả hoạt động và hiệu suất
- Tăng khả năng chứng minh tính hiệu quả của các quyết định
- Hạn chế rủi ro không chắc chắn do các yếu tố chủ quan mang lại
Cách thực hiện nguyên tắc:
- Xác định, đo lường và giám sát các chỉ số để xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
- Cung cấp các dữ liệu cần thiết cho người có liên quan
- Đảm bảo rằng dữ liệu và thông tin đủ chính xác, an toàn và đáng tin cậy
- Phân tích, đánh giá dữ liệu, thông tin
- Đưa ra quyết định và thực hiện hành động dựa trên bằng chứng kết hợp cùng kinh nghiệm và trực giác
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ
Nguyên tắc cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chính là quản lý mối quan hệ. Doanh nghiệp cần phải thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với các bên quan tâm. Điển hình là nhà cung cấp cùng mạng lưới đối tác. Khi việc quản lý mối quan hệ đạt được hiệu quả, doanh nghiệp cũng sẽ tới gần hơn với sự phát triển và thành công bền vững.
Bởi nhà cung cấp, các đối tác là những đối tượng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một doanh nghiệp. Một nhà cung cấp hay một đối tác phù hợp có thể góp phần giúp doanh nghiệp quản lý chi phí và nguồn lực hiệu quả hơn để tối ưu hóa các giá trị được tạo ra.
Lợi ích chính của nguyên tắc:
- Nâng cao hiệu suất của tổ chức và các bên quan tâm thông qua phản hồi
- Có được những hiểu biết chung về mục tiêu và giá trị giữa các bên quan tâm
- Tăng cường khả năng tạo ra giá trị cho các bên quan tâm bằng cách chia sẻ nguồn lực, năng lực cũng như quản lý rủi ro liên quan đến chất lượng
- Khi chuỗi cung ứng được quản lý tốt thì chát lượng hàng hóa và dịch vụ sẽ ổn định hơn
Các hành động để thực hiện nguyên tắc:
- Xác định các bên quan tâm (Nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên, xã hội,…) và mối quan hệ của họ với doanh nghiệp
- Xác định và ưu tiên các mối quan hệ của các bên quan tâm cần được quản lý
- Thiết lập các mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn
- Tổng hợp và chia sẻ thông tin, kiến thức chuyên môn và tài nguyên với các bên quan tâm
- Đo lường hiệu suất và cung cấp phản hồi cho các bên quan tâm, đưa ra các cải tiến phù hợp
- Thiết lập các hoạt động hợp tác phát triển lâu dài
- Khuyến khích và công nhận những cải tiến, thành tựu của các bên quan tâm
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin cụ thề về 7 Nguyên Tắc Quản Lý Chất Lượng Theo Tiêu Chuẩn Iso 9001:2015.
Trong quá trình quản lý sản xuất, nếu doanh nghiệp muốn áp dụng hệ thống hỗ trợ sản xuất và quản trị andon, một hệ thống hiệu quả trong Sản xuất Tinh gọn được nhiều nhà máy đánh giá cao, đặc biệt đối với những nhà máy, xi nghiệp có quy mô lớn, xin liên hệ với chúng tôi qua Hotline 090.125.8778 hoặc Tổng đài 1900 545456 để được tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm về hệ thống Andon <<<THÔNG TIN LIÊN HỆ
𝐕𝐏 𝐂𝐡í𝐧𝐡: 340/16 Lê Văn Quới, KP 11, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐁ắ𝐜: G4-TT10 Đường Foresa 8, KĐT Xuân Phương, P. Xuân Phương, Q .Nam Từ Liêm, HN
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 102 Đường Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓â𝐲: D2-27, KDC 586, Đường Lê Văn Tưởng, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
Email: quangadsun@yahoo.com
SĐT: 090.125.8778 hoặc Hotline: 𝟭𝟵𝟬𝟬 𝟱𝟰 𝟱𝟰 𝟱𝟲